Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em vận dụng những kiến thức đã học về văn thuyết minh và kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh có đề tài gần gũi, quen thuộc. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 169 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhắc lại bố cục ba phần của bài văn thuyết minh:

a. Mở bài: Giới thiệu nội dung bài viết (tuỳ theo từng thể loại mà xác định nội dung cần giới thiệu).

b. Thân bài: Lần lượt thực hiện các yêu cầu trọng tâm: Kể chuyện, biểu cảm, miêu tả hay nghị luận...

c. Kết bài: Khái quát vấn đề hay nêu cảm xúc, suy nghĩa trước câu chuyện kể hoặc đối tượng miêu tả.

2. Soạn câu 2 trang 169 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Bố cục ba phần của một bài làm văn thuyết minh hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh. Bởi vì bài văn thuyết minh cũng cần giới thiệu, phân tích và kết luận.

3. Soạn câu 3 trang 169 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

So sánh phần mở bài và kết bài của bài văn tự sự và thuyết minh:

- Mở bài:

+ Điểm giống nhau: đều có chức năng giới thiệu đối tượng.

+ Điểm khác nhau:

  • Mở bài trong văn bản thuyết minh: giới thiệu đối tượng, mục đích thuyết minh.
  • Mở bài trong văn bản tự sự giới thiệu thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện, nhân vật chính…

- Kết bài:

+ Điểm giống nhau: phần cuối của nội dung chính.

+ Điểm khác nhau:

  • Văn bản tự sự: là suy nghĩ, cảm xúc khi kết thúc câu chuyện.
  • Văn bản thuyết minh: chừng nào người đọc cảm thấy tiếp nhận hết được những thông tin của đối tượng.

4. Soạn câu 4 trang 169 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Ba loại trình tự không phù hợp với văn bản thuyết minh. Vì:

- Trình tự thời gian phù hợp với văn tự sự hơn.

- Trình tự không gian phù hợp với văn miêu tả hơn.

- Trình tự nhận thức phù hợp với văn nghị luận hơn.

- Riêng trình tự chứng minh - phản bác rất cần phải lập luận để thuyết phục người nghe (người đọc).

5. Soạn câu luyện tập trang 171 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Gợi ý một số dàn bài:

a. Giới thiệu một tác giả văn học:

- Mở bài:

+ Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi (1380 - 1444).

+ Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học.

- Thân bài:

+ Một vài nét về cuộc đời của Nguyễn Trãi.

+ Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi.

+ Các tác phẩm chính.

+ Giá trị nghệ thuật thơ văn Nguyễn Trãi.

- Kết bài: Khẳng định vị trí về tư tưởng cũng như về văn học của Nguyễn Trãi trong lịch sử văn hoá văn học Việt Nam.

b. Giới thiệu về một tấm gương học tốt:

- Mở bài: Giới thiệu chung về gương học tốt.

- Thân bài:

+ Nêu hoàn cảnh gia đình, môi trường học tập, thái độ học tập.

+ Quá trình học tập.

+ Những kết quả học tập tốt.

- Kết bài: Suy nghĩ và rút ra bài học.

c. Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc lớp) mình:

- Mở bài: Giới thiệu chung về phong trào.

- Thân bài:

+ Phong trào đã được phát động ở đâu và được hưởng ứng ra sao? (Tên người/cơ quan/tổ chức đầu tiên phát động phong trào? Ở đâu? Vì sao lại có phong trào này?...).

+ Diễn biến của phong trào qua các năm.

+ Những kết quả cho thấy sự thành công, hiệu quả của phong trào.

- Kết bài: Ý nghĩa của phong trào.

d. Trình bày một quy trình sản xuất:

- Mở bài: Giới thiệu chung một quy trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập).

- Thân bài:

+ Những nét cơ bản về quy trình sản xuất học tập: sản xuất (học tập) cái gì? Tại sao chúng ta cần sản xuất/học tập những sản phẩm, môn học đó?

+ Mô tả quá trình sản xuất (hoặc các bước của một quá trình học tập: bắt đầu như thế nào, diễn biến qua các khâu, các bước, giai đoạn?

+ Sản phẩm của quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập) là gì? Giá trị ra sao?

- Kết bài: Nhận xét về quy trình sản xuất (hay các bước của một quá trình học tập) và rút ra bài học, ý nghĩa gì cho bản thân?

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM