Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ cung cấp cho các em kiến thức về ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong truyện Tấm Cám. Từ đó, các em sẽ hiểu hơn về nội dung truyện cổ tích thời cổ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tấm Cám Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Khi đọc tác phẩm, chúng ta sẽ thấy rất rõ những xung đột trong truyện qua: quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.

- Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.

- Những mâu thuẫn trong gia đình:

+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả.

+ Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.

+ Mẹ con Cám ăn thịt cá bống.

+ Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.

- Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp): Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào, khung cửi, cây, quả thị).

- Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật.

+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.

+ Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.

2. Soạn câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Tấm sau khi chết đi hóa thân thành các vật: chim vàng anh, hai cây xoan đào, khung cửi, quả thị.

=> Sự hóa thân ấy đã cho thấy quan niệm về sự đồng nhất giữa người và vật, và sức sống mãnh liệt mà không thế lực nào có thể tiêu diệt được. Bên cạnh đó, nhân dân ta đã gửi gắm qua niệm: cái chết không phải là sự kết thúc, đặc biệt, những người chết oan ức vẫn sẽ đấu tranh ngay cả khi họ đã chết.

- Sự hóa thân của Tấm còn cho ta thấy sự ảnh hưởng của thuyết luân hồi và thuyết nhân quả trong đạo Phật. Tấm “ở hiền” nên sẽ “gặp lành” bởi vậy nên sau bốn lần hóa thân Tấm đã được trở lại làm người. Có thể thấy tư tưởng này đã được nhân dân cải tiến, trở nên thiết thực hơn. Tấm tìm được hạnh phúc ở kiếp này chứ không phải ở thế giới bên kia hay một thế giới nào khác.

3. Soạn câu 3 trang 72 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Đánh giá hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám có nhiều ý kiến trái chiều.

- Học sinh có thể nêu lên ý kiến riêng của mình nhưng cần lưu ý:

+ Tấm là nhân vật cổ tích, mang đặc trưng của kiểu nhân vật chức năng, không có tính cách riêng, thái độ, hành động, tình cảm của nhân vật đều chịu sự chi phối

+ Truyện Tấm Cám tập trung phản ánh đạo lý của nhân dân ta: ở hiện gặp lành, ác giả ác báo nên mẹ con Cám là kẻ ác phải bị trừng trị thích đáng.

4. Soạn câu 4 trang 72 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện:

+ Mâu thuẫn xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ (mâu thuẫn dì ghẻ - con chồng): nguyên nhân của mâu thuẫn này là vấn đề thừa kế gia sản và những quyền lợi khác giữa các thành viên trong gia đình.

+ Mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác: cuộc đấu tranh giữa người lương thiện và kẻ gian ác, bất lương.

+ Mâu thuẫn xã hội: mâu thuẫn về quyền lợi, địa vị, đẳng cấp xã hội. Tuy nhiên mâu thuẫn này còn khá mờ nhạt.

5. Soạn câu luyện tập trang 72 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Đặc trưng của truyện cổ tích thần kì là:

+ Có sự tham gia của các yếu tố thần kì vào sự phát triển của truyện:

  • Các yếu tố thần kì gồm: Ông Bụt, sự hoá thân của cô Tấm.
  • Ví dụ: Cứ mỗi lần Tấm khổ sỏ quá mức (khóc), Bụt lại hiện lên hỏi: Làm sao con khóc, rồi Bụt lại hướng dẫn Tấm phải làm những gì? Việc Tấm chết hoá thành con chim vàng anh, rồi cây xoan, quả thị.
  • Hầu hết các yếu tố thần kì đều là những tình tiết quan trọng, không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn có tính nội dung.

+ Phản ánh khát vọng về công bằng xã hội, cái thiện chiến thắng cái ác.

+ Kiểu nhân vật chức năng: các nhân vật trong truyện không có nội tâm, tính cách riêng, tâm lí.

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM