Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 đầy đủ

eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ dưới đây nhằm giúp các em nắm được hoàn cảnh và tâm trạng của người chinh phụ chờ chồng nơi biên ải xa xôi. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng

+ Hiên vắng: không gian mênh mang, vắng lặng

+ Ngọn đèn leo lét: tả không gian mênh mang và sự cô đơn trầm lặng của con người.

+ Tiếng gà: âm thanh trong đêm bị chìm đi trong cái cô tịch của đêm.

+ Bóng cây hòe gợi ra thêm cảm giác hoang vắng và đáng sợ

- Ý nghĩa diễn tả nội tâm: tô đậm nỗi cô đơn, lẻ bóng, gợi nỗi nhớ mong, sự khao khát hạnh phúc của người chinh phụ

2. Soạn câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là những hành động lặp đi lặp lại, ngồi rủ rèm chờ đợi; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm, hành động gượng gạo, chán chường.

- Trong đoạn trích này, hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, và đặc biệt là hình ảnh con người ấy một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng là những dấu hiệu cực tả nỗi cô đơn trong cảnh lẻ lo của người chinh phụ.  

 - Từ ngữ trầm buồn : bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn,… Cùng với câu hỏi tu từ : đèn biết chăng?

3. Soạn câu 3 trang 88 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Người chinh phụ buồn đau thất vọng, vì:

- Bi kịch khiến người chinh phụ đau khổ, bất hạnh: Người chinh phụ càng khao khát cuộc sống vợ chồng bao nhiêu lại càng rơi vào tình cảnh tuyệt vọng bấy nhiêu.

+ Nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau khổ, bất hạnh là cuộc chiến tranh phi nghĩa.

+ Sống trong cô đơn, hiu quạnh.

+ Tuổi xuân trôi qua mà niềm hạnh phúc lứa đôi không được trọn vẹn.

+ Người chồng ra đi chinh chiến mãi không trở về, cũng không có tin tức.

+ Nhớ thương, lo âu, mong ngóng chồng trong vô vọng.

4. Soạn câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

"Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong."

- Những câu thơ là lời (đây là ngôn ngữ nội tâm, ngôn ngữ nửa trực tiếp) của người chinh phụ

+ Đèn có biết … bi thiết mà thôi.

+ Lòng này gửi gió đông … đau đáu nào xong.

- Giá trị biểu hiện : làm lời văn sinh động, góp phần làm nổi bật bi kịch tinh thần, tâm thế buồn đau da diết, than vãn hiện thực của người chinh phụ.

- Ngôn ngữ của nhân vật chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm hoặc là thứ ngôn ngữ kiểu nửa trực tiếp. Dù không trực tiếp bộc lộ tâm trạng của mình qua lời nói nhưng thông qua cảnh vật và sự bối rối trong hành động.

5. Soạn câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát:

- Kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và thơ thất ngôn.

- Cấu trúc đặc biệt: đối xứng ở hai câu thất, tiểu đối trong câu lục và câu bát; có cả vần chân lẫn vần lưng.

- Bút pháp trữ tình kết hợp tự sự hài hòa.

- Giọng điệu thiết tha.

- Nhạc điệu dồi dào, vừa có cái chắc khỏe, réo rắt vừa du dương, mềm mại.

=> Khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật trữ tình.

Ngày:26/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM