Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10 đầy đủ

Mời các em tham khảo bài soạn Phú sông Bạch Đằng dưới đây nhé. Nội dung bài này giúp các em nắm rõ được nội dung và nghệ thuật của bài phú. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Phú sông Bạch Đằng Ngữ văn 10 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 7 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

– Sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao, năm 1288 nhà Trần tiêu diệt giặc Mông Nguyên, bắt sống Ô Mã Nhi.

– Bố cục mỗi bài phú thường có bốn đoạn: mở đầu, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.  Bố cục bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung:

+ Đoạn 1. “Khách có kẻ… luống còn lưu”: Giới thiệu nhân vật khách và tráng trí của ông, cảm xúc

+ Đoạn 2. “Bên sông các bô lão… chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão

+ Đoạn 3. “Rồi vừa đi… lưu danh”: Lời bình luận của các bô lão

+ Đoạn 4. Còn lại: Lời kết, bình luận của nhân vật khách.

– Đọc kĩ chú thích để hiểu nghĩa của những từ khó, các điển tích, điển cố như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích…

2. Soạn câu 2 trang 7 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Nhân vật “khách” là một “tao nhân mặc khách” bên cạnh đó còn làngười mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể. “Khách” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm

- Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào làm cho các nhân vân thêm sinh động hơn. Nhân vật “khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, “Khách” chính là cái tôi tác giả - một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước.

- Nhân vật “Khách” đã  “đi qua” hai loại đại danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc và loại địa danh của đất Việt. Cái tráng chí bốn phương của nhân vật “Khách” (cũng là tác giả) được gợi lên quan những địa danh. Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phương, loại đại danh thứ hai mang tính chất cụ thể, đương đại thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái với cảnh trí non sông.

3. Soạn câu 3 trang 7 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Trước hình ảnh Bạch Đằng “bát ngát sóng kình môn dặm”, “thướt tha đuôi trĩ một màu” với “nước trời…” “Phong cảnh…” “bờ lau..”, “bến lách”… “khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

4. Soạn câu 4 trang 7 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Trong bài phú này, hình tượng các bô lão đóng vai trò là người kể chuyện và là người bình luận những chiến tích xưa. Các nhân vật này có thể là thật nhưng cũng có thể là nhân vật hư cấu, nhân vật đối thoại để nhà thơ bày tỏ tâm tư tình cảm của mình.

- Các bô lão kể về những chiến công, nhất là chiến công của “nhị thánh” cho “khách” nghe. Lời kể của các bô lão theo trình tự diễn biến tình hình rất rành rọt: từ lúc quân ta xuất trận với khí thế hào hùng, đến khi trận chiến diễn ra gay go, quyết liệt. Và rồi cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng gian tà, quân giặc “hung đồ hết lối” đành chấp nhận chuốc lấy bại vong:

Đến nay nước sông tuy chảy hoài.

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi!

- Khi kể chuyện thái độ và giọng điệu của các bô lão kđầy nhiệt huyết, tự hào. Nó là cảm hứng của những người trong cuộc. Lời kể tuy ngắn gọn, súc tích và cô đọng nhưng vẫn khái quát đầy đủ, chân thực, sinh động không khí của trận đánh, của chiến trường.

- Qua lời bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng, có thể thấy ta thắng giặc vì địa thế núi sông hiểm trở, hơn nữa, do ta có nhân tài mà chí hướng, sức mạnh có thể nuốt sao Ngưu.

Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

5. Soạn câu 5 trang 7 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm. có tính triết lí. Lời ca của các  bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy qua đêm. Một chân lí vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là “Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”. Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta.

6. Soạn câu 6 trang 7 SGK Ngữ văn 10 đầy đủ

- Giá trị nội dung: bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc ta. Tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân văn cao qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Cấu tứ đơn giản, hấp dẫn. Bố cục chặt chẽ

  • Lời văn linh hoạt

  • Hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình vừa giàu triết lí

  • Ngôn từ: trang trọng, tráng lệ vừa lắng đọng, vừa giàu suy tư

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM