Soạn văn lớp 10 đầy đủ

Việc học tốt văn lớp 10 đối với nhiều em học sinh là điều rất khó bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan. Để hỗ trợ các em học tập tốt hơn môn học này, eLib đã cập nhật tài liệu soạn văn lớp 10 bên dưới nhằm giới thiệu đến các em. Với hệ thống kiến thức bài soạn đầy đủ, chi tiết, dễ hiểu, hy vọng sẽ phần nào giúp các em học tập hiệu quả hơn, trở nên yêu thích môn văn và học văn một cách dễ dàng nhất. Cùng eLib học tốt nhé!

1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 10 đầy đủ

- Ngữ văn là một trong những môn học rất quan trọng, nó là môn thi bắt buộc được sử dụng trong những kì thi quan trọng như trung học phổ thông Quốc gia, kì thi vào trung học phổ thông. Vì vậy mà việc nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương trình đóng vai trò rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến điểm số bài thi. Để giúp các em có cơ sở soạn bài, học tập và ôn thi hiệu quả, eLib xin chia sẻ hệ thống bài soạn Ngữ văn lớp 10. Nội dung bài soạn trải dài qua các tuần học được eLib tổng hợp và biên soạn đầy đủ, chi tiết, bám sát nội dung các câu hỏi trong chương trình SGK hứa hẹn sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các em soạn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo cụ thể từng bài soạn cụ thể ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile. 

2. Tầm quan trọng của việc soạn văn trước khi đến lớp

2.1. Giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản

- Khi các em soạn văn trước ở nhà, các em đọc trước bài học, trả lời những câu hỏi hướng dẫn học bài, từ đó có thể nắm được những kiến thức trọng tâm và cơ bản của bài học. Bên cạnh đó, trong quá trình soạn bài các em sẽ phải huy động và nhớ lại những kiến thức cũ, từ đó các em sẽ có những kiến thức nền vững chắc. Đồng thời, các em sẽ hình dung được những vấn đề chưa hiểu và cần thắc mắc với giáo viên để kịp thời hỏi trong giờ học. Cách học này sẽ giúp các em tiếp thu nhanh chóng và hiểu bài kĩ hơn.

2.2. Tạo tính tích cực xây dựng bài trên lớp

- Ngữ văn là môn học đặc thù mà khi học giáo viên sẽ phải phân tích và giảng giải cho học sinh nhiều kiến thức để tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Đồng thời, giáo viên sẽ đặt ra nhiều câu hỏi để xem các em đã hiểu bài được đến đâu. Khi chúng ta đã soạn văn trước, các em sẽ dễ dàng tham gia đóng góp vào bài giảng của giáo viên, vừa có ích cho việc tiếp thu bài, vừa tạo ấn tượng thiện cảm với thầy cô hơn. Đồng thời, quá trình soạn văn lâu dài sẽ mang lại cho các em những kĩ năng vận dụng kiến thức một cách có hiệu quả.

2.3. Tiết kiệm thời gian

- Nếu các em đã đọc bài trước khi đến lớp, các em sẽ có cái nhìn tổng quát về cấu trúc của bài học, từ đó có thể xác định được đâu là phần quan trọng cần tập trung. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, nếu ngồi trên lớp mới đọc bài, các em sẽ vì vậy mà bỏ lỡ bài giảng của giáo viên, việc tiếp thu kiến thức cũng bị hạn chế. Trong chương trình Ngữ văn 10 có những văn bản văn xuôi rất dài, cần nhiều thời gian để đọc, nếu các em không soạn bài và đọc bài trước sẽ không có đủ thời gian để tìm hiểu bài khi lên lớp. Đồng thời, nếu không nắm rõ văn bản từ sách giáo khoa, các em sẽ không thể nào lĩnh hội được một cách đầy đủ những kiến thức mà văn bản gửi đến. Do đó, việc soạn văn trước ở nhà là vô cùng hiệu quả và tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

2.4. Làm việc nhóm hiệu quả

- Nhiều môn học yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm, đôi khi có chấm điểm và đánh giá bài làm của nhóm thảo luận. Nếu các em đã chuẩn bị bài trước, các em sẽ có thể tham gia vào bất kỳ nhóm nào mà không phải e ngại, sự chăm chỉ của các em cũng sẽ giúp nhóm làm việc hiệu quả và chất lượng hơn, tránh sai sót và lạc hướng vấn đề. Làm việc nhóm là phương pháp giúp các em học tập tốt, rèn luyện cho các em những kĩ năng hợp tác để giải quyết một vấn đề, làm việc nhóm giúp các em dễ dàng học hỏi những kiến thức từ bạn bè, từ đó làm phong phú kiến thức của mình. Tuy nhiên, để quá trình làm việc nhóm diễn ra hiệu quả thì các em phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà.

3. Những lưu ý để soạn văn 10 hiệu quả nhất

3.1. Đọc kỹ các phần trong sách giáo khoa

- Sách giáo khoa là kênh thông tin quan trọng và bắt buộc cho tất cả các em học sinh trong học tập. Để có thể soạn văn tốt điều cơ bản đầu tiên của các em chính là đọc tác phẩm, đọc phần tìm hiểu chung về kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm. Đây là các kiến thức văn bản cơ bản của  các tác phẩm văn học. Các em còn phải đọc các kiến thức chung về tiếng việt, về làm văn. Cần phải đọc như thế nào để hiểu được nội dung cơ bản của tác phẩm, các vấn đề chính trong tiếng việt, kiến thức gì trong làm văn.

+ Đọc kỹ văn bản: Có nhiều người cho rằng việc đọc văn bản là thực sự không cần thiết, bởi vì chỉ cần có sách học tốt, chỉ cần chép mà không cần đọc. Nhưng đối với học sinh việc soạn văn mà không đọc văn bản là điều ảnh hưởng xấu tới quá trình học. Ngoài ra một số bạn học sinh chỉ thích đọc thơ, hoặc truyện có đối thoại mà không thích đọc tác phẩm dài, ít tình tiết, thiên về độc thoại. Tuy vậy cần phải đọc tác phẩm để nắm được nội dung chính của tác phẩm hướng tới đó là gì.

+ Đọc kỹ phần chú thích trong sách giáo khoa: Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt. Thường thì những văn bản trong sách giáo khoa có những văn bản thơ cổ, thơ Đường luật, vì thế sẽ có một số từ các em sẽ khó hiểu, việc đọc kĩ phần chú thích sách giáo khoa là vô cùng cần thiết.

+ Đọc kỹ về tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản đó: Đây là việc không thể thiếu trong khi soạn bài, ghi nhớ các kiến thức về tác giả, tác phẩm để tìm ra hoàn cảnh sáng tác, các ý chính về thời đại, phong cách sáng tác, quan điểm sáng tác. Vì mỗi tác giả, tác phẩm được viết trong các thời đại khác nhau, gắn với hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên ở mỗi tác phẩm đều có những thông điệp riêng mà tác giả gửi đến bạn đọc.

3.2. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa

- Trả lời hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu: Có thể nói hệ thống các câu hỏi trong phần đọc hiểu chính là nền tảng quan trọng trong việc học sinh tiếp cận với nội dung cơ bản trong các văn bản. Vì vậy việc trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa là phương pháp tốt nhất đối với học sinh ở việc tiếp cận và chuẩn bị kiến thức về tác phẩm. Các câu hỏi trong sách giáo khoa cùng với các từ khóa chính đã giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá, xác định cho mình những vùng kiến thức cơ bản. Hơn nữa khi học sinh có sự chuẩn bị bài  trước khi đến lớp, kết hợp với giáo viên giảng bài sẽ giúp cho các em dễ dàng hơn trong khi tiếp thu.

- Trả lời các câu hỏi phần tiếng việt: Phần chuẩn bị các câu hỏi tiếng việt là một điều khá khó đối với học sinh vì các em chỉ biết chuẩn bị các kiến thức trong phần văn bản. Các em không biết cụ thể mình cần làm gì trước khi học các giờ tiếng Việt. Vì thế việc giúp đỡ của giáo viên là thực sự cần thiết. Cụ thể giáo viên cần có các yêu cầu cụ thể rõ ràng đối với học sinh trong việc các em phân tích các ví dụ mẫu trong sách giáo khoa, từ đó rút ra kết luận và lấy các ví dụ khác tương tự ngoài đời sống.

- Trả lời các câu hỏi trong phần tập làm văn: Giờ tập làm văn chính là một giờ để hình thành các kiến thức kỹ năng cho các em trong việc tạo lập văn bản. Cũng giống như hai giờ đọc hiểu và tiếng việt, muốn học tốt giờ này cần có sự chuẩn bị trước khi đến lớp. Để chuẩn bị tốt phần làm văn các em cũng cần phải phân tích văn bản mẫu, từ ví dụ đi đến lí thuyết. Khi phân tích kỹ các vấn đề trong văn bản mẫu, tự rút ra bài học, nội dung chính làm văn cần học. Hay một số tiết luyện nói trong làm văn, nhiều học sinh khá khó khăn khi nói nếu như chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp.

3.3. Tham khảo thêm tài liệu bài soạn

- Để nắm được nội dung chính, phát triển tư duy, sáng tạo khi học văn thì bên cạnh việc đọc trong sách giáo khoa, các em nên tham khảo những tài liệu tham khảo để có thêm kiến thức, nâng cao được vốn hiểu biết của mình về văn bản mà các em vừa soạn xong. Các em có thể tìm hiểu ở trong tài liệu soạn văn lớp 10, Văn mẫu lớp 10, thơ, sách, trên mạng để dễ dàng tìm thấy nội dung hay, cách phân tích sáng tạo để học hỏi, giải đáp thêm những câu hỏi khó mà mình đang thắc mắc khi soạn bài. Bên cạnh đó, nếu chưa biết hiểu hết nội dung của bài học thì các em có thể hỏi giáo viên để giáo viên giải đáp. Tuy nhiên, các em cần lưu ý rằng tham khảo những có đổi mới, sáng tạo, không sao chép hoàn toàn.

3.4. Cập nhật các thông tin xung quanh cuộc sống

- Việc tiếp cận các thông tin mới về đời sống, xã hội xung quanh các em thông qua đài, báo sẽ giúp các em vừa thư giãn vừa tiếp thu được các từ ngữ mới, hay để soạn văn tốt hớn, đặc biệt là trong các bài soạn làm văn nghị luận xã hội, các văn bản liên hệ đời sống. Chẳng hạn khi các em soạn bài tập làm văn nghị luận xã hội  hay các bài luyện nói về vấn đề tệ nạn xã hội, thay vì bạn hô hào mọi người tránh xa, đưa ra khẩu hiệu thì bạn nên đưa dẫn chứng chính xác, hậu quả như thế nào thì bài văn của bạn sẽ có sự thuyết phục hơn và hay hơn rất nhiều.

3.5. Tạo tâm trạng hứng khởi khi học

- Tạo tâm trạng hứng khởi khi học Ngữ văn tuy đơn giản nhưng cũng rất khó đối với những học sinh đang cảm thấy sợ môn Ngữ văn. Các em đừng bắt bản thân phải học thuộc bài, soạn bài văn bởi khi bạn đang chán nản mà cố soạn sẽ làm mình chán nản hơn, trả lời qua loa, thiếu trọng tâm đấy. Tốt nhất, các em nên tìm niềm vui khi học văn, chỉ cần một chi tiết nhỏ ở trong bài văn mang lại niềm thích thú cho các em sẽ giúp bạn có động lực học soạn bài hơn đấy.