Hoàng tinh - Chữa tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, miệng khô, ăn kém, phế hư

Hoàng tinh (cây cơm nếp) là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có tác dụng bổ thận, tư âm, nhuận phế, tiêu khát và bổ khí, thường được nhân dân dùng để trị chứng tiểu đường, thiếu máu, yếu sinh lý và bồi bổ sức khỏe. Cùng eLib.VN tìm hiểu về  vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Hoàng tinh - Chữa tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, miệng khô, ăn kém, phế hư

Củ cây cơm nếp, Đại hoàng tinh, Hoàng tinh đầu gà, Hoàng tinh dạng gừng

Thân rễ  đã phơi hay sấy khô của một số loài hoàng tinh:  Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl., Polygonatum sibiricum Red. hoặc  Polygonatum cyrtonema Hua.,  họ Mạch môn đông (Convallariaceae).

Dựa vào hình thái khác nhau, người ta còn phân biệt Đại hoàng tinh, Kê đầu hoàng tinh (hoàng tinh đầu gà), khương hình hoàng tinh (hoàng tinh dạng gừng).

1. Mô tả

Đại hoàng tinh: Thân rễ  nạc, dài hơn 10 cm, rộng 3 - 6 cm, dày 2 - 3 cm. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến nâu vàng có các mấu vòng, nếp nhăn và vết sẹo rễ dạng sợi, trên các mấu có vết tích của thân dạng vòng tròn lõm với phần giữa lồi lên. Chất cứng, dai, khó bẻ, mặt bẻ trông như sừng, màu vàng nhạt đến vàng nâu. Mùi thơm nhẹ, vị ngọt, dai dính.

Hoàng tinh đầu gà (Kê đầu  hoàng tinh ): Dược liệu có hình trụ, cong queo, dài 3 -10 cm, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Đốt dài 2 - 4 cm, hơi có dạng chuỳ, thường phân nhánh. Mặt ngoài màu trắng ngà đến vàng xám, trong mờ với những nếp nhăn dọc, vết sẹo của thân hình tròn, đường kính 5 - 8 mm.

Hoàng tinh dạng gừng (Khương hình  hoàng tinh ): Độ dài,  ngắn không đều nhau, thường nối liền nhau thành nhóm vài củ. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu vàng, xù xì, phía trên có vết sẹo của thân hình tròn lồi, đường kính 0,8 - 1,5 cm.

Độ ẩm: Không quá 18%.

Tro toàn phần: Nghiền nhỏ dược liệu, sấy khô vài giờ ở 80 0C trước khi tiến hành, tro toàn phần không quá 4,0% (Phụ lục 9.8).

Tro không tan trong acid: Không quá 1,0%.

Tạp chất  (Phụ lục 12.11)

Phần gốc rễ còn sót và củ già đã xơ cứng : Không quá 2%

Tạp chất khác: Không quá 1%

Chất chiết được trong dược liệu

Không được dưới 45,0% tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10). Dùng ethanol  50% (TT) làm dung môi.

2. Chế biến

Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy thân rễ, cắt bỏ thân cây và rễ con, rửa sạch, luộc hoặc đồ đến hết lõi trắng, lấy ra, phơi hoặc sấy khô

3. Bào chế

Hoàng tinh: Lấy hoàng tinh sạch, ủ mềm, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô.

Tửu Hoàng tinh (chế rượu): Lấy Hoàng tinh sạch, trộn với rượu, cho vào thùng đậy nắp, đun trong cách thuỷ để dược liệu hút hết rượu, lấy ra cắt lát dày, phơi khô. Cứ 100 kg Hoàng tinh dùng 20 lít rượu.

4. Bảo quản

Để nơi khô mát, tránh mốc, mọt.

Tính vị, quy kinh

Cam, bình. Vào các kinh tỳ, phế, thận.

5. Công năng, chủ trị

Kiện tỳ, nhuận phế, ích thận. Chủ trị: Tỳ vị hư nhược, cơ thể mệt mỏi, sức yếu, miệng khô, ăn kém, phế hư ho khan, tinh huyết bất túc, nội nhiệt tiêu khát.

6. Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 8 - 16 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Kiêng kỵ

Người phế vị có đờm thấp nặng, không nên dùng.

Bài viết đã tổng hợp thông tin về tác dụng, cách dùng, món ăn và một số bài thuốc từ vị thuốc hoàng tinh. Tuy nhiên bạn không nên tùy tiện sử dụng dược liệu này. Nếu có ý định dùng hoàng tinh chữa bệnh, vui lòng liên hệ với thầy thuốc để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM