Thục địa - Chữa can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm

Thục địa là một vị thuốc Đông y vị ngọt, tính hàn, qui vào kinh Can, Tâm, Tỳ, Phế. Vị thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, vô sinh ở nữ giới, tiểu ra máu, di tinh,…Cùng eLib.VN tìm hiểu vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.

Thục địa - Chữa can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm

Rễ củ đã chế biến của cây Địa hoàng (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch.), họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).

1. Mô tả

Phiến dày hoặc khối không đều. Mặt ngoài bóng. Chất mềm, dai, khó bẻ gẫy. Mặt cắt ngang đen nhánh, mịn bóng. Không mùi, vị ngọt.

Độ ẩm: Không quá 18 %.

Tro toàn phần: Không quá 5 %.

Chất chiết được trong dược liệu: Không ít hơn 65,0%.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng, dùng nước làm dung môi.

2. Chế biến 

Cách 1: (Thục địa)

Lấy Sinh địa đã rửa sạch, cho vào thùng, xếp củ to ở dưới, củ nhỏ ở trên. Cứ 90 kg Sinh địa thêm 10 lít rượu. Đun đến sôi, tiếp tục đun nhỏ lửa 6 - 8 giờ cho đến cạn. Trong khi đun, cứ khoảng 1 giờ lại múc nước ở đáy nồi, tưới lên các củ cho thấm đều. Sau lấy ra phơi 3 ngày, rồi lại đem nấu lần thứ 2 với nước gừng. Dùng 2 kg  Gừng tươi giã nhỏ cho vào nước, khuấy đều, lọc lấy nước, nấu với Sinh địa. Sau đó lại vớt Sinh địa ra phơi, rồi lại nấu. Làm như vậy 5 - 7 lần, đến khi dược liệu có màu đen nhánh.

Cách 2: (Tửu thục địa)

Lấy Sinh địa đã rửa sạch, thêm rượu, trộn đều, rồi cho vào vò hoặc bình đậy nút, đặt trong nồi nước, đun cách thuỷ tới khi củ Sinh địa hút hết rượu, lấy ra phơi tới khi không dính tay, thái phiến dày, phơi hoặc sấy khô. Cứ 100 kg Sinh địa dùng 30 - 50 lít  rượu.

Cách 3: (Đồ thục địa)

Lấy Sinh địa đã rửa sạch, đồ tới khi đen nhuận, lấy ra phơi khô đến 8 phần 10, thái thành phiến dày, lại phơi khô.

3. Bảo quản

Đựng trong thùng gỗ để, nơi khô, tránh mốc.

Tính vị, quy kinh

Cam, vi ôn. Vào các kinh can, thận, tâm

4. Công năng, chủ trị

Tư âm, bổ huyết, ích tinh, tuỷ. Chủ trị: Can, thận âm hư, thắt lưng đầu gối mỏi yếu, cốt chưng, triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, âm hư ho suyễn, háo khát. Huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt ù tai, mắt mờ, táo bón.

5. Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 9 - 15 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ

Kỵ sắt. Tỳ vị hư hàn không dùng.

Thục địa là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Tuy nhiên, khi sử dụng cần có sử chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc chuyên môn. Không tự ý sử dụng vị thuốc để tránh các trường hợp không mong muốn.

Ngày:16/09/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM