Hạt đào - Chữa vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau, táo bón

Hạt đào hay Hạnh nhân là một trong những loại hạt giàu chất béo lành mạnh, chất khoáng, protein & chất xơ đối cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng mang lại, hạnh nhân còn được xem là vị thuốc có thể trị được nhiều bệnh. Để biết thêm thông tin về vị thuốc hạnh nhân, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của eLib.VN

 

Hạt đào - Chữa vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau, táo bón

Hạt lấy ở quả chín phơi khô của cây Đào (Prunus persica (L.) Batsch) hoặc cây Sơn đào (Prunus davidiana (Carr.) Franch.), họ Hoa hồng (Rosaceae)

1. Mô tả

Đào nhân: Hạt hình trứng dẹt, dài 1,2 - 1,8 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm, dày 0,2 - 0,4 cm. Mặt ngoài có màu nâu vàng đến nâu đỏ, có những nốt sần nhỏ nhô lên. Một đầu nhọn, một đầu tròn, phần giữa phình to, hơi lệch, bờ cạnh tương đối mỏng. Đầu nhọn có rốn hình tuyến ngắn. Đầu tròn có màu hơi thẫm, hợp điểm không rõ, từ hợp điểm toả ra nhiều bó mạch dọc. Vỏ hạt mỏng, hai lá mầm màu trắng, nhiều chất dầu. Mùi nhẹ, vị béo, hơi đắng.

Sơn đào nhân: Hạt hình trứng, dài 0,9 cm, rộng 0,7 cm, dày 0,5 cm.

2. Bột

Đào nhân: Tế bào đá màu vàng hoặc nâu vàng, nhìn bên có hình vỏ ốc, hình mũ sắt, hình cung hoặc hình bầu dục, cao 54 - 153 mm, phần đáy rộng chừng 180 mm, thành tế bào một bên tương đối dày, có vân sọc dày đặc hơn phía  bên kia, nhìn bề mặt hình trứng, hình hơi tròn, hình lục giác, hình đa giác hoặc gần vuông, ở thành tế bào đáy có lỗ lớn, mật độ tương đối dày.

Sơn đào nhân: Tế bào đá màu vàng nhạt, vàng cam hoặc cam đỏ, nhìn phía ngoài có hình vỏ ốc, hình dải hoặc hình bầu dục, cao 81 - 279 mm, rộng chừng 128 - 198 mm, nhìn phía bề mặt có hình hơi tròn, hình lục giác, đa giác dài hoặc hơi vuông, thành dày, thành tế bào đáy dày, không đều, có lỗ nhỏ. 

Độ ẩm: Không quá 7%.

Tạp chất: Không được quá 1%.

3. Chế biến

Thu hoạch quả chín vào mùa hè hoặc mùa thu, loại bỏ phần thịt, xay vỡ hạch lấy hạt bên trong, phơi hoặc sấy khô.

4. Bào chế

Đào nhân: Loại bỏ tạp chất, khi dùng giã nát.

Đàn đào nhân: Lấy đào nhân sạch, loại bỏ tạp chất, cho vào nước sôi, đun đến khi vỏ lụa nhăn lại, thì vớt ra ngâm vào nước ấm, chà sát cho tách riêng vỏ ngoài, phơi khô, khi dùng giã nát.

Đào nhân sao: Đào nhân rửa sạch, để ráo nước, cho vào chảo, đun nhỏ lửa, đảo đều đến khi có màu vàng. Khi dùng giã nát.

5. Bảo quản

Để nơi khô, mát, trong lọ đậy kín, có lót chất hút ẩm, tránh sâu mọt.

Tính vị, qui kinh

Khổ, cam, bình. Vào các kinh tâm, can.

6. Công năng, chủ trị

Hoạt huyết, khứ ứ, nhuận tràng. Chủ trị: Vô kinh, mất kinh, trưng hà, sưng đau do sang chấn, táo bón.

7. Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 4,5 -  9 g. Dạng thuốc sắc.

Kiêng kỵ

Có thai không nên dùng.

Trên đây là một số thông tin về hạnh nhân. Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý khi dùng và chỉ nên ăn vời hàm lượng vừa phải để tránh mắc phải tác dụng phụ.

Ngày:12/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM