Giải Tập bản đồ Địa lí 6

Để giúp các em học tập tốt môn Địa lí lớp 6, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh nội dung giải Tập bản đồ Địa lí 6. Ở mỗi bài tập bao gồm phương pháp giải và gợi ý giải chi tiết để các em có thể ôn luyện kiến thức thật tốt. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!

1. Phương pháp học tốt Tập bản đồ Địa lí 6

1.1. Chú ý khi học ở trên lớp

Muốn học tốt cần chú ý, lắng nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, cẩn thận những ý quan trọng, ý hay mà thầy cô giảng không có trong sách giáo khoa để làm tài liệu cho việc tự học. Cách tốt nhất để có thể tiếp thu nội dung bài học là đọc bài trước ở nhà, các em sẽ có thể tập trung học tập chú ý vào những chỗ lúc mình đọc chưa hiểu. Sau mỗi bài học, mỗi chương đều phải hệ thống lại kiến thức, các em có thể dùng sơ đồ cây để thể hiện các nội dung cần nắm, cách này sẽ giúp các em có thể nhớ bài nhanh và lâu hơn.

1.2. Rèn luyện trí nhớ tốt

Không phải tất cả mọi người sinh ra cũng đều có một trí nhớ tốt mà phần lớn nó được hình thành thông qua việc rèn luyện. Sau mỗi bài học các em cần phải xem lại bài cũ càng sớm càng tốt, bởi vì để lâu chúng ta sẽ bị quên mất.
Khi mới học xong trong một khoảng thời gian nhất định não bộ vẫn ghi nhớ các kiến thức, việc chúng ta ôn lại sẽ làm khắc sâu thêm phần nội dung cần ghi nhớ từ đó có thể nhớ lâu hơn không  nhanh bị quên.

1.3. Kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí

Các em cần rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lý để ôn tập kiến thức. Mỗi trang bản đồ trong Atlat ứng với từng bài học, từng chủ đề trong sách giáo khoa nên các em cần thường xuyên trong quá trình ôn tập.

Để sử dụng Atlat hiệu quả, các em cần xem kỹ trang 3 ký hiệu chung vì hầu hết các đối tượng địa lý biểu hiện trên các bản đồ đều được thể hiện ở đây.

Bên cạnh đó, các em cũng cần nắm được nội dung các trang bản đồ thông qua trang 31 mục lục. Các em cần kết hợp kỹ năng tính toán, nhận xét, phân tích, giải thích các số liệu và biểu đồ có trong Atlat.

2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 6

2.1. Hệ thống kiến thức khoa học

Kiến thức địa lí rất rộng, nếu học sinh không có cách khái quát kiến thức thì không thể nào học tốt được bộ môn này.

Muốn nhớ lâu học tốt Địa lí thì học sinh có thể dùng sơ đồ hình xương cá để khái quát những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những ý chính, trọng tâm sẽ được vạch ra giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức.

Trong lúc làm bài thi học sinh chỉ cần nhớ sơ đồ này rồi triển khai theo các ý chính một cách mạch lạc thì chắc chắn kết quả sẽ rất cao.

2.2. Ghi chép kiến thức ra giấy

Nếu chỉ đọc và học thuộc thì học sinh rất hay quên kiến thức. Phương pháp chép kiến thức ra giấy nháp nhiều lần sẽ giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn, chẳng bởi vậy mà người ta thường có câu “1 lần ghi bằng 7 lần đọc”. Các em ghi những ý chính ra giấy nháp từ 2 đến 3 lần, cứ lặp đi lặp lại hàng ngày, kiến thức được đảo liên tục, các em sẽ nhớ sâu kiến thức.

Tương tự các em cũng có thể học cách nhận dạng biểu đồ cần vẽ thông qua một số từ khóa quan trọng như: Biểu đồ thể hiện cơ cấu thì thường vẽ biểu đồ hình tròn, biểu đồ thể hiện tốc độc tăng trưởng thường vẽ biểu đồ đường, biểu đồ kết hợp sử dụng trong những trường hợp có 2 yếu tố cần thể hiện… Nhờ vậy, khi làm bài kiểm tra Địa lí lớp 6 thì dễ dàng triển khai các ý, nội dung kiến thức và đạt điểm số cao.

2.3. Trao đổi với bạn bè 

Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học.

Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của bạn đã đúng chưa.

Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cấn diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.4. Tìm đọc các tài liệu tham khảo

Ngoài những kiến thức bổ ích có trong sách giáo khoa và lời giảng của thầy cô thì để học này các em học sinh lớp 6 nên đọc thêm, tham khảo thêm những tài liệu như sách, báo, internet, tivi,…về các vấn đề, hiện tượng địa  lý để phục vụ cho môn học. Học thêm ở các tài liệu khác sẽ giúp các em mở rộng kiến thức và hiểu hơn về thế giới xung quanh, từ đó dùng ý hiểu của mình áp dụng vào bài làm kiểm tra thì điểm chắc chắn sẽ đạt cao hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM