Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Phép chia

eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập trang 163, 164 SGK Toán 5 bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em vừa ôn tập được kiến thức vừa nâng cao kĩ năng làm bài hiệu quả để từ đó có phương pháp học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài: Phép chia

1. Giải bài 1 trang 163 SGK Toán 5

Tính rồi thử lại theo mẫu:

Mẫu: \(\left. \begin{align} & \begin{matrix} \,5832 \\ 103\,\, \\ \end{matrix} \\ & \,\,\,\,\,072 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0 \\ \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{24}{243} \\ {} \\ {} \\ \end{matrix} \)                          \(\left. \begin{align} & \begin{matrix} \,5837 \\ 103\,\, \\ \end{matrix} \\ & \,\,\,\,\,077 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,5 \\ \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{24}{243} \\ {} \\ {} \\ \end{matrix} \)

Thử lại: \(243 \times 24 = 5832\)          \(243 \times 24 + 5 = 5837\)

a)  \(8192 : 32\) 

\(15335 : 42\)

b) \(75,95 : 3,5\) (thương là số thập phân)

\(97,65 : 21,7\) (thương là số thập phân)

Chú ý: Phép chia hết \(a : b = c\), ta có \(a = c \times b\) (\(b\) khác \(0\))

Phép chia có dư: \(a : b = c\) (dư \(r\)), ta có \(a = c \times b + r\) (\(0 < r < b\))

Phương pháp giải

- Đặt tính rồi tính như mẫu

- Thử lại bằng cách lấy thương nhân với số chia nếu bằng số bị chia thì phép tính đúng.

Hướng dẫn giải

a) \(\left. \begin{align} & \begin{matrix} \,8192 \\ 179\,\, \\ \end{matrix} \\ & \,\,\,\,\,192 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0 \\ \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{32}{256} \\ {} \\ {} \\ \end{matrix} \)

Thử lại: \(256 \times 32 = 8192\)

\(\left. \begin{align} & \begin{matrix} \,15335 \\ \,\,273 \\ \end{matrix} \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,215 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,5 \\ \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{42}{365} \\ {} \\ {} \\ \end{matrix} \)

Thử lại: \(365 \times 42 + 5 = 15335\)

b) \(\left. \begin{align} & \begin{matrix} \,759,5 \\ 59 \\ \end{matrix} \\ & \,\,\,\,\,\,24\,5 \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0 \\ \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{35}{21,7} \\ {} \\ {} \\ \end{matrix} \)

Thử lại: \(21,7 \times 3,5 = 75,95\)

\(\left. \begin{align} & \begin{matrix} \,976,5 \\ \,108\,\,5 \\ \end{matrix} \\ & \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0 \\ \end{align} \right|\begin{matrix} \dfrac{217}{4,5} \\ {} \\ \end{matrix} \)

Thử lại: \(4,5 \times 21,7 = 97,65\)

2. Giải bài 2 trang 164 SGK Toán 5

Tính: 

a) \(\dfrac{3}{10} : \dfrac{2}{5}\)

b) \(\dfrac{4}{7} : \dfrac{3}{11}\)

Phương pháp giải

Để chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược:

\( \dfrac{a}{b} :\dfrac{c}{d} = \dfrac{a}{b} \times \dfrac{d}{c}\).

Hướng dẫn giải

a) \(\dfrac{3}{10} : \dfrac{2}{5} = \dfrac{3}{10} \times \dfrac{5}{2} = \dfrac{15}{20} = \dfrac{3}{4}\) ;

b) \(\dfrac{4}{7} : \dfrac{3}{11} = \dfrac{4}{7} \times \dfrac{11}{3} = \dfrac{44}{21}\).

3. Giải bài 3 trang 164 SGK Toán 5

Tính nhẩm:

a) \(25 : 0,1\)                               

\(25 × 10\)

\(48 : 0,01\)                               

\(48 × 100\)

\(95 : 0,1\)                                 

\(72 : 0,01\)

b) \(11 : 0,25\)                             

\(11 × 4\)

\(32 : 0,5\)                                

\(32 × 2\)

\(75 : 0,5\)                                

\(125 : 0,25\)

Phương pháp giải

- Muốn chia một số tự nhiên cho 0,1,; 0,01; 0,001; ... ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó một, hai, ba, ... chữ số 0.

- Muốn nhân một số tự nhiên với 10; 100; 1000;  ... ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó một, hai, ba, ... chữ số 0.

- Muốn chia một số cho 0,25 ta chỉ việc nhân số đó với 4.

-  Muốn chia một số cho 0,5 ta chỉ việc nhân số đó với 2.

Hướng dẫn giải

a)  \(25 : 0,1  = 250\)                               

\(25 × 10 = 250\)

\(48 : 0,01 = 4800\)                               

\(48 × 100 = 4800\)

\(95 : 0,1 = 950\)                                   

\(72:0,01=7200\)

b) \(11 : 0,25 = 11 × 4 = 44\)

\(11 × 4 = 44\)

\(32 : 0,5 =  32 × 2 = 64\)

\(32 × 2 = 64\)

\(75 : 0,5 = 75 × 2 = 150\)

\(125 : 0,25 =125 × 4 = 500.\)

4. Giải bài 4 trang 164 SGK Toán 5

Tính bằng hai cách:

a) \(\dfrac{7}{11}: \dfrac{3}{5} + \dfrac{4}{11} : \dfrac{3}{5}\) ;                     

b) \((6,24 + 1,26) : 0,75\).

Phương pháp giải

a) Cách 1: Thực hiện phép tính lần lượt theo thứ tự thực hiện các phép tính.

Cách 2: Nhóm nhân tử chung

b) Cách 1: Thực hiện phép tính lần lượt theo thứ tự thực hiện các phép tính.

Cách 2: Áp dụng tính chất \((a + b) : c = a : c + b : c\)

Hướng dẫn giải

a) Cách 1: 

\(\dfrac{7}{11}\) \(:\dfrac{3}{5}\) \(+ \dfrac{4}{11}\) \(: \dfrac{3}{5}\)

\(= \dfrac{7}{11}  \times \dfrac{5}{3}+ \dfrac{4}{11}  \times \dfrac{5}{3}\)

\(= \dfrac{35}{33}+ \dfrac{20}{33}\) 

\(=\dfrac{55}{33}= \dfrac{5}{3}\)

Cách 2: 

\(\dfrac{7}{11}: \dfrac{3}{5}+ \dfrac{4}{11} :\dfrac{3}{5}\) 

\(= \left( \dfrac{7}{11}  + \dfrac{4}{11} \right )  : \dfrac{3}{5}\) 

\(= \dfrac{11}{11} : \dfrac{3}{5}\) 

 \(= 1: \dfrac{3}{5} = \dfrac{5}{3}\) 

b) Cách 1:

 \( (6,24 + 1,26) : 0,75\)

\(= 7,5 : 0,75 = 10 \)

Cách 2: 

\( (6,24 + 1,26) : 0,75  \)

\(=  6,24 : 0,75 + 1,26 : 0,75 \)

\(= 8,32 + 1,68 = 10 \).

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM