Giải bài tập SGK Toán 5 Bài Ôn tập: Khái niệm về phân số

Phần hướng dẫn giải bài tập Bài Ôn tập: Khái niệm về phân số sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Toán 5 Bài Ôn tập: Khái niệm về phân số

1. Giải bài 1 trang 4 SGK Toán 5

a) Đọc các phân số:

\(\dfrac {5}{7}\);  \(\dfrac {25}{100}\);  \(\dfrac {91}{38}\);  \(\dfrac {60}{17}\);   \(\dfrac {85}{1000}\).

b) Nêu tử số và mẫu số của từng phân số trên.

Phương pháp giải

a) Cách đọc phân số: đọc tử số rồi đọc "phần" sau đó đọc mẫu số.

b) Tử số là số tự nhiên viết trên gạch ngang. Mẫu số là số tự nhiên khác 0 viết dưới gạch ngang.

Hướng dẫn giải

Câu a:

\(\dfrac {5}{7}\): năm phần bảy;

\(\dfrac {25}{100}\): hai mươi lăm phần một trăm (hoặc hai mươi lăm phần trăm);

\(\dfrac {91}{38}\): chín mươi mốt phần ba mươi tám;

\(\dfrac {60}{17}\): sáu mươi phần mười bảy;

\(\dfrac {85}{1000}\): tám mươi lăm phần một nghìn (hoặc tám mươi lăm phần nghìn).

Câu b:

2. Giải bài 2 trang 4 SGK Toán 5

Viết các thương sau dưới dạng phân số:  \(3 : 5; \quad 75 : 100; \quad 9 : 17\).

Phương pháp giải

Thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên (khác 0) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Hướng dẫn giải

\(3 : 5 = \dfrac {3}{5}\) ;       \(75 : 100 =\dfrac {75}{100}\);        \(9 : 17 = \dfrac {9}{17}\).

3. Giải bài 3 trang 4 SGK Toán 5

Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu số là \(1\):

\(32\);     \(105\);     \(1000\).

Phương pháp giải

Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là \(1\).

Hướng dẫn giải

\(32 =\dfrac {32}{1}\);     \(105 = \dfrac {105}{1}\);      \( 1000 = \dfrac {1000}{1}\).

4. Giải bài 4 trang 4 SGK Toán 5

Viết số thích hợp vào ô trống:

a)  \(1 = \dfrac {6}{\square }\);                b) \( 0 = \dfrac {\square }{5}\).

Phương pháp giải

Số \(1\) có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác \(0\).

Số \(0\) có thể viết thành phân số có tử số là \(0\) và mẫu số khấc \(0\).

Hướng dẫn giải

Câu a:

\(1 = \dfrac {6}{6 }\)

Câu b:

\( 0 = \dfrac {0}{5}\).

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM