Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9 tóm tắt

eLib giới thiệu đến các em bài soạn Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9 tập 1. Bài soạn này giúp các em nắm được đặc điểm của từng nhân vật và tư tưởng mà tác giả gởi gắm trong đoạn truyện. Chúc các em học tập thật tốt!

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ văn 9 tóm tắt

1. Sọan câu 1 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. Đó chính là chủ đề của đoạn truyện.

→ Tác giả đề cao cái thiện "ở hiền thì gặp lành" phê phán cái ác "ác giả ác báo", thể hiện niềm tin vào những điều tốt đẹp.

2. Soạn câu 2 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

"Đêm khuya lặng lẽ như tờ,

Nghinh ngang sao mọc mịt mờ sương bay.

... lấy lời phui pha."

→ Sáu câu thơ vạch trần tâm địa độc ác của Trịnh Hâm.

- Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn:

+ Phản bội bạn bè, phản bội lời hứa của chính mình. Chỉ vì ganh ghét, đố kị.

+ Trịnh Hâm thực hiện tội ác có chủ đích: Chọn lúc đêm khuya vắng lặng để đẩy Vân Tiên xuống sông, xong còn giả tiếng kêu trời, ra bộ không liên quan.

- Với sáu câu thơ rất mạch lạc, kết cấu hoàn chỉnh, tác giả như dựng lên một vở kịch:

+ Thời gian: đêm khuya.

+ Không gian: trên thuyền, trời tối mịt mờ.

+ Nhân vật: Trịnh Hâm, Văn Tiên.

+ Ngôn ngữ: tự sự, dễ hiểu.

3. Soạn câu 3 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Đối lập với sự đố kị, ghen ghét của Trịnh Hâm là tấm lòng hào hiệp của ông Ngư

+ Ông Ngư và cả gia đình hết lòng cứu chữa cho Lục Vân Tiên:

"Vừa may trời đã sáng ngày,

...mụ hơ mặt mày."

+ Tuy hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống đạm bạc, rau cháo qua ngày nhưng ông Ngư vẫn hết lòng cứu giúp và chia sẻ cuộc sống của mình với Lục Vân Tiên:

"Ngư rằng: “Người ở cùng ta,

Hôm mai hẩm hút với già cho vui.”

→ Ông không hề tính toán đến ơn nghĩa cứu mạng với Lục Vân Tiên

+ Cuộc sống lao động của ôn Ngư: Đó là cuộc sống của một người dân chài bình thường, không ham danh lợi vật chất, sống hòa hợp với thiên nhiên:

"Ngư rằng: “Lòng lão chẳng mơ,

...chi sờn lòng đây…”

⇒ Qua đó, tác giả ca ngợi tấm lòng hào hiệp, nghĩa khí, giàu tình nghĩa của người dân lao động. Đặc biệt, riêng ở những câu thơ miêu tả cuộc sống của ông, ngòi bút tác giả như thăng hoa, giọng điệu phóng khoáng. Những từ láy được sử dụng khá đặc sắc, thong thả, nghêu ngao, thung dung… Những hình ảnh liên tiếp, kéo từ dòng nọ xuống dòng kia với những vế câu ngắn, đăng đối, nhịp điệu dồn dập. Tất cả tạo nên một không khí hào hứng, tươi tắn trong cả đoạn thơ. Điều ấy thế hiện tình cảm của tác giả rất rõ rệt. Phải trân trọng, yêu thương, tin tưởng như thế nào vào người dân lao động nghèo, Nguyễn Đình Chiểu mối có thể viết về họ một cách sâu sắc, say mê đến vậy. Có lẽ chính tình cảm ấy lại làm ngòi bút của ông thăng hoa.

4. Soạn câu 4 trang 121 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Những câu thơ em cho là hay nhất trong tác phẩm nằm ở đoạn thơ nói về Nói về cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và ông Ngư. Qua đoạn thơ ta thấy được cảm xúc dạt dào, giàu tình nghĩa, giản dị và thấy được tình yêu thương đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của người lao động.. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, mở ra một khoảng thiên nhiên cao rộng, khoáng đạt, nên thơ…

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 121 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Ông Tiều, ông Quán, bà lão dệt vải trong rừng được xếp cùng loại với ông Ngư.

- Điểm chung: Đều là những người dân lao động giàu tình nghĩa, giản dị, niềm tin vào những điều tốt đẹp.

⇒ Giá trị nhân văn cao cả: Cái thiện luôn thắng cái ác, lẽ phải bao giờ cùng thuộc về công lý. Đồng thời ca ngợi những đức tính cao đẹp ở những con người lao động chất phác, bình dị.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM