Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đạt được nhiều thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Khái quát quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 90 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Phân tích và nhận xét quá trình hiện đại hóa diễn ra trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- "Hiện đại hóa văn học" là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

- Những nhân tố tạo điều kiện cho nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa:

+ Thực dân Pháp tiến hành xâm lược và tiến hành khai thác về kinh tế ở nước ta. Điều đó đã làm cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc.

+ Văn hóa Việt Nam dần dần thoát khỏi ảnh hưởng của văn học Trung Hoa, tiếp xúc dần dần với nền văn hóa Phương Tây.

+ Chữ quốc ngữ ra đời và đang được phổ biến rộng rãi.

- Quá trình hiện đại hóa văn học:

+ Giai đoạn 1 (từ đầu thế kỉ XX đến khoảng năm 1920): là giai đoạn tiền đề và cần thiết cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ.

+ Giai đoạn 2 (từ năm 1920 đến 1930): nền văn học hiện đại hóa có những thành tựu đáng kể.

+ Giai đoạn 3 (từ năm 1930 đến năm 1945): nền văn học đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa.

b. Phân tích sự phân hóa, sự khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai như sau:

- Sự phân hóa phức tạp của nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

- Những điểm khác nhau của 2 dòng văn học đó là:

+ Văn học công khai: văn học hợp pháp và tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến. Nền văn học công khai phân hóa thành nhiều dòng, trong đó nổi lên hai dòng chính: văn học lãng mạn và văn học hiện thực.

+ Bộ phận văn học bất hợp pháp gồm thơ văn cách mạng, thơ ca trong tù, thơ văn Đông Kinh nghĩa thục, thơ văn thời Mặt trận Dân chủ Đông Dương…

c. Văn học phát triển với một tốc độ nhanh chóng:

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi đã phát triển hết sức nhanh chóng.

- Nguyên nhân của sự phát triển mau lẹ:

+ Sự thúc bách của thời đại

+ Nhân tố quyết định chính là sự vận động tự thân của nền văn học dân tộc (nhân tố quyết định).

+ Do sự thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân ở bộ phận thanh niên trí thức sau hàng trăm năm bị kìm hãm.

2. Soạn câu 2 trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của lịch sử văn học Việt Nam là:

- Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo.

- Văn học giai đoạn đầu thế kỉ XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than.

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá.

b. Sự cách tân, hiện đại hóa của những thể loại văn học diễn ra như sau:

- Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học:

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì.

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm.

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống.

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ:

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc.

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn.

3. Soạn câu luyện tập trang 91 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét văn học ở giai đoạn giao thời:

- Trong giai đoạn thứ nhất, sự đổi mới còn có những trở ngại nhất định, bởi sự níu kéo của cái cũ, đây mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị  các điều kiện cần thiết cho quá trình hiện đại hoá đó.

- Sang đến giai đoạn thứ hai, mặc dù ở giai đoạn này nền văn học cũng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể nhưng nhiều yếu tố của văn học trung đại vẫn còn tổn tại phổ biến ở mọi thể loại và nội dung.

=> Vì vậy, cả hai giai đoạn vẫn còn chịu một phần chi phối của nền văn học trung đại, vẫn bị nó ảnh hưởng và còn phải phụ thuộc vào nó. Nhưng sang đến giai đoạn ba thì quá trình hiện đại hoá mới chính thức hoàn tất, làm cho nền văn học mới thực sự hiện đại.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM