Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhà văn Nga Sê-khốp thường hay viết về những vấn đề nhỏ nhặt, xoàng xĩnh nhưng lại chứa đựng nhân văn, nhân sinh sâu  sắc và lớn lao. Hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Người trong bao, mời các em cùng tham khảo nhé. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Người trong bao Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Ngoại hình:

- Luôn đi dày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô ấm cốt bông, đeo kính râm, mặc áo bông chần, lỗ tai nhét bông, kéo mui khi ngồi xe ngựa.

b. Lối sống sinh hoạt:

- Ngôn ngữ: Nhỡ lại xảy ra chuyện gì.

- Khi nằm ngủ trùm chăn kín đầu, cửa sổ đóng kín.

- Đến thăm đồng nghiệp chỉ ngồi im.

- Thích dạy tiếng Hy Lạp.

- Luôn sống theo những chỉ thị, thông tư.

- Không ý thức được tình trạng bản thân, tự hài lòng với lối sống cổ lỗ của 

mình, luôn cho mình là công dân tốt của nhà nước.

=> Hèn nhát, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong vỏ ốc và thấy mãn nguyện về điều đó => Kiểu người trong bao, tính cách trong bao, lối sống trong bao => Nhân vật điển hình.

c. Ảnh hưởng của lối sống Bê-li-côp tới mọi người:

- Đồng nghiệp, mọi người xung quanh y, cả thành phố nơi y sống đều sợ hãi y, họ xa lánh y, không muốn dây với y.

- Khi Bê-li-côp chết rồi lối sống đó vẫn ảnh hưởng tới mọi người, cuộc sống vẫn ngột ngạt, bế tắc tù túng.

2. Soạn câu 2 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nguyên nhân cái chết của Bê-li-cốp:

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Vì va chạm với Cô - va - len - cô, Bê-li-cốp bị ngã cầu thang.

+ Vì bị sốc trước thái độ của Va-ren-ca.

- Nguyên nhân sâu xa: lo sợ việc mình bị ngã ở nhà Va-ren-ca sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra.

→ Bê-li-cốp đã tìm được chiếc bao mà mình muốn, cả đời không ai có thể kéo hắn ra khỏi vỏ bọc của mình nữa: chiếc quan tài.

- Tình cảm và thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp:

+ Khi Bê-li-cốp còn sống: mọi người đều sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.

+ Khi Bê-li-cốp chết:

  • Mọi người thờ ơ trước cái chết của Bê-li-cốp, cảm thấy thoải mái.

  • Một tuần sau, mọi chuyện lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bởi dù chết nhưng còn bao nhiêu là người trong bao, thậm chí trong tương lai sẽ còn bao kẻ như thế nữa.

=> Ảnh hưởng của mọi người đối với Bê-li-cốp thật dai dẳng. Cái chết của Bê-li-cốp như một sự tất yếu, phản ánh việc đã đến lúc phải thay đổi cuộc sống công thức, rập khuôn, máy móc.

3. Soạn câu 3 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của biểu tượng "cái bao":

- Nghĩa đen: Bao là vật dụng có sức chứa lớn, dùng để đựng đồ vật bên trong.

- Nghĩa biểu tượng: chỉ cuộc sống gò bó, thu hẹp của một kiểu người trong xã hội Nga nửa cuối thế kỉ XIX.

Qua hình tương Bê-li-cốp, nhà văn đã phản ánh phần nào hiện thực xã hội Nga đưng thời đã sản sinh ra những kiểu người quái dị: người trong bao, luôn sợ hãi, cô độc, và tự cầm tù chính mình, chết ngay cả khi đang sống.

4. Soạn câu 4 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình   

  • Nghệ thuật xây dựng hình tượng điển hình: “cái bao”.

  • Nghệ thuật chọn ngôi kể và giọng kể:

  • Nghệ thuật tương phản: xây dựng nhân vật Bê-li-cốp tương phản với chị em Va-ren-ca và mọi người xung quanh.

5. Soạn câu 5 trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Ý nghĩa thời sự của truyện "Người trong bao":

  • Tác phẩm phản ánh sự bế tắc, trì trệ của xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đã sinh ra kiểu người luôn thu mình trong bao.

  • Là tiếng nói đòi sự thay đổi của xã hội.

  • Cần loại bỏ lối sống thu mình, ích kỉ, cá nhân, cần sống chan hòa với mọi người xung quanh.

6. Soạn câu 1 luyện tập trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Lý do không có nhan đề nào có thể thay thế cho nhan đề "Người trong bao" là vì:

Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại gây ấn tượng sâu sắc. Vì đó là hình tượng trung tâm, xuyên suốt toàn bài

7. Soạn câu 2 luyện tập trang 70 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:

- Co vòi rụt cổ.

- Rùa rụt cổ.

- Con ốc nằm co.

- Nhát như thỏ đế.

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM