Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được tình yêu chân chính tạo ra tình cảm và nhân cách trong sáng, nâng đỡ, cổ vũ con người vượt qua thù hận, rào cản. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân tích và nhận xét sự khác nhau trong mười sáu lời thoại xuất hiện trong đoạn trích "Tình yêu và thù hận" như sau:

- Từ lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của hai nhân vật. Tác giả để hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình, qua đó thể hiện mối tình say đắm của hai người.

- Từ lời thoại 8 đến lời thoại 16 là lời đối thoại giữa hai người. Những lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ. Rô-mê-ô đã dùng một loạt hình ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét. “Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng đã tha thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về”.

2. Soạn câu 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh giữa hai dòng họ đang thù địch nhau qua những cụm từ như sau:

- Nhìn thấy rất rõ rằng tình yêu của họ vô cùng mãnh liệt nhưng lại bị thù hận che lấp. Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-et diễn ra trong hai hoàn cảnh dòng họ có mối thù hận truyền kiếp. Tính chất thù hận của hai dòng họ được phản ánh trong lời thoại của Giu-li-et đến năm lần. Cả hai đều nhận thức được cái tình cảnh oái oăm, cái hoàn cảnh thù địch mà họ bị đặt vào.

- Chính thù hận đã khiến Giu-li-ét luôn luôn thấp thỏm, lo sợ cho người mình yêu. Sự nhận thức đó dẫn đến lời độc thoại của Giu-li-ét như là một sự băn khoăn day dứt, một sự dằn vặt thể hện tâm trạng rối bời trước hoàn cảnh éo le “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi...”. Trong khi đó, tâm trạng của Rô-mê-ô đơn giản hơn nhiều: Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em... Chàng đã yêu, đã được đáp lại tình yêu và đi tới dứt khoát khẳng định tình yêu, sẵn sàng từ bỏ dòng họ, từ bỏ tên họ mình.

3. Soạn câu 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét và phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật như sau:

- Bối cảnh đêm khuya trăng sáng.

- Tâm trạng của Rô-mê-ô: khao khát yêu đương, bị lôi cuốn, ngây ngất trước tiếng gọi của tình yêu.

+ Say đắm vẻ đẹp tuyệt trần của Giu-li-ét.

+ Ước ao mãnh liệt.

+ Sự yêu mến, say mê Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét được thể hiện qua hàng loạt so sánh được thể hiện dưới dạng thức tương đồng hoặc tương phản.

=> Cảm xúc mãnh liệt, tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng.

4. Soạn câu 4 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Sếch-xpia đã miêu tả tuyệt vời tâm trạng của người thiếu nữ đang yêu qua việc miêu tả diễn biến nội tâm của nhân vật Giu-li-ét:

- Tâm trạng Giu-li-ét:

+ Được tái hiện rất rõ qua lời nói của nhân vật Giu-li-ét.

+ Nàng bộc lộ nỗi lòng của mình “hãy thề yêu em đi”, “chỉ có dòng họ chàng là thù địch của em”.

+ Tình yêu thể hiện mãnh liệt, không giấu diếm.

+ Nàng đối đáp với Rô-mê-ô chắc chắn tin vào tình yêu của chàng dành cho mình.

=> Ngôn ngữ sống động đầy chất thơ, nhà văn thể hiện được diễn biến nội tâm phức tạp của người đang yêu.

5. Soạn câu 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Sếch-xpia đã giải quyết vấn đề "Tình yêu và thù hận" qua mười sáu lời thoại của nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét như sau:

- Sự thù hận của hai dòng họ vô cùng lớn, khó mà gỡ bỏ được, cho nên có thể nhận thấy thái độ của Rô-mê-ô rất kiên quyết. Ba trên năm lời đối thoại của Rô-mê-ô thể hiện thái độ dứt khoát của chàng trong việc giải quyết dứt điểm vấn đề thù hận: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó.

- Qua đoạn trích chúng ta thấy tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét thật mãnh liệt và sâu sắc. Tình yêu có sức mạnh to lớn, có thể vượt qua được hận thù thể hiện trong lời thoại thứ 13 và 15 trong đoạn trích. Các câu như cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng thù hận của dòng họ nữa đâu thể hiện ý chí vượt qua tất cả để đến với tình yêu của Rô-mê-ô.

6. Soạn câu luyện tập trang 201 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người” cần được hiểu một cách thấu đáo:

- Tình yêu như một sợi dây kết nối có sức mạnh nhằm tác dụng kết nối con người lại với nhau, xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người.

- Câu nói chứng minh tình yêu thật sự chân thành sẽ chiến thắng tất cả những khó khăn, thử thách.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM