Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về thao tác lập luận so sánh. Từ đó, các em sẽ có thể nhận diện và phân tích được những thao tác lập luận so sánh trong các văn bản văn học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê hương:

- Hoàn cảnh hai tác giả đều xa quê khi còn nhỏ và trở về khi đã già:

+ Khi đi trẻ, lúc về già (Hạ Tri Chương).

+ Trở lại An Nhơn, tuổi lớn rồi (Chế Lan Viên).

- Khi trở về đều trở thành người lạ trên chính quê hương:

+ Đau xót, tủi hờn khi không còn ai nhận ra mình là người cùng quê (hỏi rằng: Khách ở nơi nào lại chơi? - Hạ Tri Chương).

+ Người đã biến đổi sau chiến tranh, thời gian, người xưa cảnh cũ không còn (Chế Lan Viên).

- Cả hai tác giả đều có sự đồng điệu, thể hiện tình cảm sâu sắc với quê hương dù hai tác giả cách nhau cả nghìn năm.

2. Soạn câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân tích, nhận xét và so sánh câu văn đã cho:

- Mùa xuân, mùa thu: chỉ những giai đoạn khác nhau, chỉ sự chảy trôi, tiếp diễn của thời gian.

- Hoa, quả: những thành quả đạt được cứ ngày một lớn dần lớn dần.

=> Học và trồng cây đều là quá trình cần thời gian, cần sự bền bỉ, kiên trì. Càng bền bỉ, kiên trì bao nhiêu thì theo năm tháng thành quả thu được càng nhiều bấy nhiêu.

3. Soạn câu 3 trang 116 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Thơ của Hồ Xuân Hương và thơ của Bà Huyện Thanh Quan có sự giống và khác nhau như sau:

- Giống nhau: thơ thất ngôn bát cú, tuân thủ quy luật gieo vần, luật đối chặt chẽ.

- Khác nhau:

+ Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày như từ: tiếng gà, trên bom, mõ thảm,… và cả những từ có vần hiểm hóc như: cớ sao om; già tom; mõm mòm… Có một câu dùng nhiều từ Hán Việt “Tài tử văn nhân ai đó tá?”.

+ Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như: hoàng hôn; mục tử; cô thôn;… và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài.

+ Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch.

+ Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng hơn.

4. Soạn câu 4 trang 117 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Chọn đề tài để viết đoạn văn so sánh như sau "Cho bạc cho tiền không bằng cho nghiên cho bút":

- Câu tục ngữ trên nói về tầm quan trọng của chữ nghĩa, nó tạo nên những cái đặc biệt đối tượng so sánh ở đây là bạc, là tiền được so sánh với nghiên, với bút. Bạc, tiền là những thứ quý giá, có giá trị lớn được so sánh với nghiên, với bút - những thứ gợi cho con người dễ dàng hình dung được đó là tri thức, là học vấn. Bạc, tiền là những thứ quý giá về vật chất và cũng có thể kiếm được, còn nghiên, bút là những thứ thiên về tinh thần. Câu tục ngữ này, với hàm ý đề cao tầm quan trọng của việc học, của chữ nghĩa của việc xây dựng nên nhân cách, vốn hiểu biết của con người. Xã hội muốn phát triển được cần phải có những con người tài giỏi, con người có vốn hiểu biết. Chính vì thế nuôi con ăn học nên người sẽ tốt hơn là cho con cái tiền bạc, bởi vì miệng ăn thì núi lở có cho bao nhiêu bạc tiền thì cũng không đủ. Câu tục ngữ này càng đúng hơn với nền văn minh trí tuệ ngày nay.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM