Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể nắm được những nét chính về nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn cung cấp cho các em về kiến thức lịch sử bổ ích. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Vi hành Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Vẻ ngoài bị nhầm với Khải Định >< bên trong thực chất là nhân vật tôi.

- Vai trò làm vua lãnh đạo đất nước >< bản chất bù nhìn, lố bịch của Khải Định.

-> Từ những lời phán xét tác giả tố cáo bộ mặt thật của vua Khải Định: chỉ như trò hề, con rối, với chân dung được dựng lên cụ thể, ngộ nghĩnh.

2. Soạn câu 2 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nhận xét tình huống truyện mà tác giả xây dựng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm và khắc họa nhân vật Khải Định:

- Nhầm lẫn những người da vàng với Khải Định của cập tình nhân trẻ; nhầm lẫn của giới chức an ninh và mật thám Pháp.

- Tình huống này làm tăng tính khách quan, hấp dẫn; tăng tính trào phúng và đả kích, tăng sức tố cáo trong việc thể hiện chủ đề và khắc họa chân dung vua Khải Định.

-> Đó là một sự so sánh vừa hài hước, vừa đầy kịch tính có giá trị châm biến rất sâu sắc.

3. Soạn câu 3 trang 171 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Phân tích và nhận xét về hình tượng nhân vật Khải Định. Từ đó, làm rõ tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén qua ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc:

- Ngoại hình:

+ Trang phục lố lăng như khoe của.

+ Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm.

- Hành vi: nhút nhát, lén lút.

-> Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực sân Pháp.

- Sức chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:

+ Nhà văn còn vạch trần những chính sách lừa bịp quốc tế của thực dân, tung chiêu bài khai hóa văn minh nhưng thực chất là cướp nước. 

+ Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM