Luận án TS: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

Luận án Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam nghiên cứu sâu hơn nữa các vấn đề về cơ cấu nguồn vốn, hướng tới hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu cho các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam, sao cho phù hợp với đặc điểm của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Luận án TS: Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn nghiên cứu

Vấn đề quan trọng đầu tiên đối với bất kỳ quốc gia nào trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào chính là sức khỏe của người dân. Mục tiêu chăm sóc sức khoẻ con người được thể hiện xuyên suốt trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước ta, điều này được khẳng định một cách rõ ràng trong Nghị quyết TW4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII "Con người là nguồn tài nguyên qúi báu nhất của xã hội, con người quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn qúy nhất của mỗi con người và  của toàn xã hội". Điều đó cho thấy nhiệm vụ to lớn của ngành y tế trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cơ cấu nguồn vốn, các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn... để làm cơ sở cho việc hoạch định cơ cấu nguồn vốn mục tiêu. Làm rõ tác động của cơ cấu nguồn vốn tới chi phí sử dụng vốn, rủi ro tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Có tồn tại một cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược ở Việt Nam không

Với các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược ở Việt Nam các nhân tố như: quy mô tài sản, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lời, chi phí sử dụng vốn, tốc độ tăng trưởng… có tác động như thế nào tới cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, tác động của cơ cấu nguồn vốn tới hoạt động của doanh nghiệp, những căn cứ để xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng cơ cấu nguồn vốn của 13 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dược niêm yết 5 năm liên tiếp từ năm 2009 đến năm 2013 trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam, và các giải pháp chủ yếu để hoạch định cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết để tìm hiểu về đối tượng và liên kết thông tin đã được phân tích nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ hơn; Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết để sắp xếp tri thức thành một hệ thống dựa trên các căn cứ nhất định

1.6 Những đóng góp mới 

Đề tài đánh giá thực trạng cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng như nào đến hoạt động của doanh nghiệp, chỉ ra ưu điểm cũng như những hạn chế của cơ cấu nguồn vốn hiện tại, từ đó vận dụng lý luận và thực tế để đưa ra các giải pháp xây dựng cơ cấu nguồn vốn tối ưu cho các doanh nghiệp, sao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao nhất

2. Nội dung

2.1  Những vấn đề lý luận chung về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Tổng quan về vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp

Kinh nghiệm quốc tế về hoạch định cơ cấu nguồn vốn

2.2 Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

Tổng quan về các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm

Thực trạng cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở việt nam

Tác động của cơ cấu nguồn vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm

Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm việt nam

2.3 Giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

Bối cảnh kinh tế - xã hội và định hướng phát triển ngành dược phẩm trong những năm tới

Giải pháp hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm việt nam

Điều kiện thực hiện các giải pháp

3. Kết luận

Các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết ở Việt Nam hiện nay nhìn chung quy mô kinh doanh còn nhỏ bé, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng. Tuy thực tế cơ cấu nguồn vốn cũng có sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp dược thuộc ngành sản xuất tân dược, đông dược hay thương mại phân phối, nhưng sự khác biệt này không lớn, chỉ khác nhau ở tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhiều hay ít, chứ chưa đa dạng hóa được các nguồn vốn huy động

4. Tài liệu tham khảo

Cơ cấu nguồn vốn để có giải pháp huy động vốn phù hợp với ngành dược ở Việt Nam hiện nay - Dương Thị Thúy Hà, Tạp chí nghiên cứu Tài Chính Kế toán, 2014, số 09, tr 70 -72.
Cơ hội đầu tư vào các công ty dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - góc nhìn từ các chỉ tiêu tài chính - Dương Thị Thúy Hà, Tạp chí Khoa học và đào tạo Ngân hàng, 2014, số 149, tr 67- 69.
Hướng đi cho doanh nghiệp dược trên sân chơi TPP - Dương Thị Thúy Hà, Báo Đầu tư, 2016, số 75, tr 10

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ ngân hàng trên--

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM