Luận án TS :Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội

Luận án TS: Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về tín dụng chính sách, công tác quản lý tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý tín dụng chính sách

Luận án TS :Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn nghiên cứu 

Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc bảo đảm các mục tiêu ansinh xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam nhận thức và triển khai thực hiện ngay từ đầu giai đoạn đổi mới nền kinh tế. Trong các chính sách hướng tới hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống, từ đó vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, tín dụng ưu đãi là một chính sách luôn được lựa chọn và ưu tiên thực hiện. Các chính sách tín dụng ưu đãi không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong kinh tế xã hội và những nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây

1.2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích bối cảnh người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Việt Nam, các chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước đối với các đối tượng này. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH trên các phương diện mô hình tổ chức, quản trị điều hành, nội dung và các công cụ quản lý tín dụng chính sách 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng chính sách và công tác quản lý hoạt động tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của NHCSXH Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Việt Nam từ năm 2002 đến 2015 và kinh nghiệm tại một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ và Bangladesh.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp triết học biện chứng và duy vật lịch sử, luận án vận dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn dịch, quy nạp. Bên cạnh đó, luận án sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ để phân tích thực trạng tín dụng chính sách tại nước ngoài va thực trạng tín dụng chính sách tại NHCSXH Việt Nam làm tăng thêm tính trực quan và sự thuyết phục

1.5 Những đóng góp mới 

Luận án đã trình bày được những vấn đề cơ bản về tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Khác với những nghiên cứu trước đây, tác giả đã đưa ra và phân tích khái niệm, nội dung quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng và các nhân tố khách quan, chủ quan có ảnh hưởng tới công tác này. Bên cạnh đó, kinh nghiệm về tín dụng chính sách tại Ấn Độ và Indonesia đã được phân tích từ các chính sách cho tới quá trình triển khai và kết quả thu được để rút ra bài học cho Việt Nam

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận về tín dụng chính sách và công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng

Tổng quan về tín dụng chính sách 

Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý tín dụng chính sách và bài học cho việt nam

2.2 Thực trạng công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội

Tình hình nghèo đói và chính sách tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại việt nam

Thực trạng công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội 

Đánh giá chung công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội 

2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội

Định hướng tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại việt nam

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chinh sách của ngân hàng chính sách xã hội 

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Trên cơ sở phân tích những tồn tại và nguyên nhân trong chương 2, luận án đã đưa ra ba nhóm giải pháp chính nhằm đổi mới mô hình tổ chức cấp tín dụng của NHCSXH, tăng cường khả năng huy động vốn cho các chương trình tín dụng chính sách, thúc đẩy tín dụng chính sách có hiệu quả tới người nghèo, đổi mới phương thức cấp tín dụng theo chuỗi liên kết và cho vay gián tiếp đối với người nghèo. Ngoài ra, luận án còn đưa ra các kiến nghị về tăng cường trách nhiệm, năng lực của các chủ thể có liên quan, từ người nghèo, tới Ban giảm nghèo, cán bộ Hội đoàn thể

4. Tài liệu tham khảo

Phan Thi Thu Hà, 2007, Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân
Tô Ngọc Hưng, 2009, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
Peter Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính
Nguyễn Văn Tiến, 2013, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ ngân hàng trên--

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM