Luận án TS: Đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của Việt Nam và theo quy định của thế giới. Và nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính.

Luận án TS: Đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức trên thế giới WTO, AFTA, AEC… sức ép hội nhập của nền kinh tế vào khu vực và thế giới ngày càng cao, để thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài an tâm đầu tư, cũng như sự phát triển bền vững tăng tính cạnh tranh thì các báo cáo kế toán của Việt Nam cũng không ngoại lệ cần phải công bố những thông tin phi tài chính nhiều hơn, có tính chất bắt buộc hơn như những chỉ tiêu chỉ số về xã hội, môi trường,... Do đó, vào cuối năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC (sau đây là thông tư 155/BTC) về CBTT của các DNNY trên thị trường chứng khoán, áp dụng cho kỳ báo cáo năm 2016, trong đó có quy định về CBTT môi trường, xã hội. Sau một thời gian áp dụng có những DN áp dụng trước theo hướng dẫn G4 của Tổ chức sáng kiến toàn cầu thì việc áp dụng theo thông tư 155/BTC là không vấn đề. Nhưng một số DN trước đây không thực hiện việc CBTT phi tài chính thì việc thực hiện thông tư 155/BTC có tính chất qua loa, không tuân thủ, bỏ một số chỉ mục vì thiếu thông tin tập hợp, xử lý và công bố.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất, đo lường mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY Việt Nam theo quy định của Việt Nam, và theo quy định GRI4 của thế giới.

- Thứ hai, xác định các nhân tố và đo lường tác động của từng nhân tố đến mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY tại Việt Nam.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thông tin phi tài chính

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

- Các doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết chính thức tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Dữ liệu công bố thông tin phi tài chính trên báo cáo thường niên năm 2016, báo cáo phát triển bền vững năm 2016.

- Nghiên cứu các DNNY có niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12 hàng năm.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp, gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

1.5 Đóng góp mới của luận án

- Luận án đã đo lường mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY Việt Nam năm 2016 theo quy định tại Việt Nam và theo hướng dẫn G4 của tổ chức sáng kiến toàn cầu

- Luận án đã đánh giá mức độ CBTT phi tài chính theo quy định của các DNNY Việt Nam mức độ nào so với tiêu chuẩn quốc tế.

- Luận án đã đề xuất những hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và hàm ý quản trị công ty từ kết quả nghiên cứu của đề tài. 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan các nghiên cứu đã công bố.

Các nghiên cứu về công bố bắt buộc thông tin phi tài chính

Các nghiên cứu về công bố tự nguyện thông tin phi tài chính

Các nghiên cứu liên quan đến nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính

Đánh giá các nghiên cứu trước và xác định khe trống trong nghiên cứu

2.2 Cơ sở lý thuyết

Những vấn đề chung về thông tin phi tài chính

Các hướng dẫn CBTT phi tài chính

Phương pháp đo lường mức độ CBTT phi tài chính

Lý thuyết nền

2.3 Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận về đo lường mức độ CBTT phi tài chính

Thiết kế nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2.4 Phương pháp nghiên cứu, kết quả và bàn luận về tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT phi tài chính

Thiết kế nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

2.5 Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận

Hàm ý chính sách

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Luận án đã mang lại ý nghĩa về mặt lý thuyết: kiểm định và bổ sung phương pháp chấm điểm đo lường mức độ CBTT phi tài chính nói chung và tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói riêng; kiểm định và bổ sung mô hình các nhân tố và đo lường các nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính nói chung và tại một thị trường đang phát triển như Việt Nam nói riêng. Về mặt thực tiễn: luận án đã đo lường mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY Việt Nam trong năm 2016 theo các quy định và theo hướng dẫn G4 của tổ chức sáng kiến toàn cầu GRI để thấy được mức độ CBTT phi tài chính của các DNNY tại Việt Nam ở mức độ nào so với tiêu chuẩn quốc tế; và đã đóng góp những hàm ý chính sách cho cơ quan quản lý nhà nước và hàm ý quản trị công ty từ kết quả nghiên cứu của đề tài. Đối với DN, luận án đề xuất những hàm ý quản trị tương ứng với từng nhân tố tác động mức độ CBTT phi tài chính để từ đó có được sự thuận lợi trong việc CBTT phi tài chính nhiều hơn, minh bạch hơn. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hàm ý việc rà soát các văn bản, chính sách về CBTT phi tài chính, cụ thể thông tư 155/BTC cần điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Đối với các tổ chức nghiên cứu như hiệp hội nghề nghiệp VACPA, các nhà nghiên cứu khoa học chuyên về kế toán thì đây là một tài liệu nghiên cứu công phu, nghiêm túc, dùng để so sánh với các tài liệu khác phục vụ cho việc giảng dạy về mức độ CBTT phi tài chính, và các nhân tố tác động đến mức độ CBTT phi tài chính.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài chính, (2003). Quyết định 234/2003/QĐ-BTC. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 07: Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Bộ Tài chính, (2003). Quyết định 234/2003/QĐ-BTC. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 - Trình bày báo cáo tài chính.

Bộ Tài chính, (2003). Quyết định 234/2003/QĐ-BTC. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.

Bộ Tài chính, (2003). Quyết định 234/2003/QĐ-BTC. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 26: Thông tin các bên có liên quan.

Bộ Tài chính, (2005). Quyết định 12/2005/QĐ-BTC. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 

4.2 Tiếng Anh

Adina, P & Ion, P, (2008). Aspects regarding corporate mandatory and voluntary disclosure. http://steconomice.uoradea.ro/anale/volume/2008/v3-finances-banksccountancy/256.pdf

Admiraal, M., Nivra, R., & Turksema, R. (2009). Reporting on nonfinancial information. International Journal of Government Auditing. July 2009.

Akerlof G.A. (1970). The market for "lemons": Quality uncertainty and the market mechanism. The Quarterly Journal of Economics 84(3):488–500.

Babaloo, Robab Sarvari Ali (2012). Disclosure of accounting policies: an indian perspective. Indian Streams Research Journal. Vol 2(10), 1-9.

Behbahani, Sadegh, (2013). Examining the Firm Features Influencing Nonfinancial Information Disclosure Quality. 361–69.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM