Luận án TS: Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức - Bằng chứng ở Việt Nam

Luận án Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức - Bằng chứng ở Việt Nam được hoàn thành nhằm mục tiêu giải thích động cơ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Kiểm định lý thuyết nuông chiều nhà đầu tư về cổ tức thông qua mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách chi trả cổ tức của công ty.

Luận án TS: Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức - Bằng chứng ở Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Ở một số công ty, tính minh bạch và chất lượng của thông tin, đặc biệt là thông tin kế toán, vẫn còn khá thấp. Nếu báo cáo tài chính bị bóp méo thì quyền lợi của nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng đáng kể. Trong thời gian qua, nhiều vụ gian lận kế toán đã xảy ra tại một số công ty. Chẳng hạn trong trường hợp công ty cổ phần Bibica, sau khi thủ thuật che giấu công nợ và chi phí bị phát hiện, công ty phải điều chỉnh khoản lỗ từ 5,4 tỉ đồng lên đến 12,3 tỉ đồng trong năm 2002. Một trường hợp khác ở công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết, khoản lợi nhuận hơn 2,2 tỉ đồng trong năm 2006 có được là do ghi khống doanh thu, điều chỉnh giảm khấu hao và trích lập dự phòng. Bên cạnh đó, một sự cố khác ở công ty cổ phần Thiết bị Y tế Việt Nhật cũng khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ. Cụ thể, vào ngày 31/3/2015, công ty có số dư tiền mặt tại quỹ lên đến 496 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 30/6/2015, con số này giảm xuống chỉ còn gần 68 tỉ đồng. Hơn nữa, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 285 tỉ đồng cũng biến mất. Ngoài ra, không thể không nhắc đến một sai phạm khác liên quan đến hàng tồn kho và các khoản phải thu ở công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành trong năm 2016. Sau khi sai phạm này bị phát hiện, công ty phải điều chỉnh tăng giá vốn hàng bán, dẫn đến khoản lỗ đột ngột gần 1.100 tỉ đồng trong quý 2. Vì vậy, có thể thấy rằng chất lượng báo cáo tài chính nói chung và chất lượng lợi nhuận nói riêng của một số công ty niêm yết ở Việt Nam chưa cao. Do đó, nếu dựa trên những thông tin được báo cáo sai lệch để ra quyết định, nhà đầu tư có thể phải chịu thiệt hại nặng nề.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Kiểm định lý thuyết nuông chiều nhà đầu tư về cổ tức thông qua mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách chi trả cổ tức của công ty.

Xem xét ảnh hưởng của yếu tố chất lượng lợi nhuận đến chính sách chi trả cổ tức của công ty. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu động cơ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại Việt Nam thông qua mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách chi trả cổ tức cũng như mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận và chính sách chi trả cổ tức của công ty.

Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chính sách cổ tức của 460 công ty niêm yết trên hai sàn HSX và HNX trong khoảng thời gian 2010 – 2016.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng nhiều thước đo khác nhau cho cả biến phụ thuộc lẫn biến độc lập nhằm đảm bảo tính vững và đáng tin cậy của kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của công ty cũng được kiểm soát. Bên cạnh đó, luận án sử dụng phương pháp moment tổng quát hệ thống để ước lượng mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách cổ tức cũng như mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức. Phương pháp này có thể giúp xử lý vấn đề nội sinh cũng như các khuyết tật khác của mô hình nghiên cứu.

1.5 Đóng góp mới của nghiên cứu

Luận án tiếp cận vấn đề chính sách chi trả cổ tức của công ty từ góc độ tài chính hành vi. Đây là một cách tiếp cận mới bên cạnh cách tiếp cận truyền thống. Ngoài ra, xét từ khía cạnh sở hữu nhà nước, luận án thấy rằng yếu tố sở hữu nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách cổ tức. Cụ thể, đối với nhóm công ty có sở hữu nhà nước, tác động tích lũy của phần bù cổ tức đến tỷ suất cổ tức lớn hơn so với nhóm công ty không có sở hữu nhà nước. Đây là một phát hiện mới so với các nghiên cứu trước do đặc thù ở Việt Nam, phần lớn công ty niêm yết được hình thành từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tỉ lệ các công ty có sở hữu nhà nước hiện vẫn cao hơn so với các công ty không có sở hữu nhà nước. 

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu

Lý do chọn đề tài

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

Tính mới và đóng góp của nghiên cứu

Cấu trúc luận án

2.2 Khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chính sách cổ tức

Cảm tính nhà đầu tư và chính sách cổ tức

Chất lượng lợi nhuận và cổ tức

2.3 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Mô hình nghiên cứu

Các biến trong mô hình

Dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp ước lượng

2.4 Kết quả nghiên cứu

Mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách cổ tức

Mối quan hệ giữa chất lượng lợi nhuận và chính sách chi trả cổ tức

Kết luận

2.5 Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận

Một số hàm ý chính sách

Hạn chế và hướng mở rộng nghiên cứu trong tương lai

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ các công ty có trả cổ tức luôn cao hơn. Tuy nhiên, động cơ khiến cho phần lớn các công ty trả cổ tức không phải là nhằm nuông chiều nhà đầu tư vì hệ số của biến phần bù cổ tức mang dấu âm. Điều này trái với lập luận của Baker và Wurgler (2004a), cho rằng mối quan hệ giữa cảm tính nhà đầu tư và chính sách chi trả cổ tức là cùng chiều. Như vậy, kết quả nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng ủng hộ lý thuyết nuông chiều nhà đầu tư do Baker và Wurgler (2004a) đề xuất, nghĩa là nhà quản lý không nuông chiều sự ưa thích của nhà đầu tư khi ra quyết định trả cổ tức.

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán còn khá non trẻ và vẫn chưa thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng và hiệu quả cho nền kinh tế, vì vậy, thị trường tài chính Việt Nam hiện đang bị chi phối bởi nợ. Do đó, đối với hầu hết các công ty, các quyết định tài chính nói chung và quyết định chi trả cổ tức nói riêng đều chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nhà cung cấp vốn lớn nhất là ngân hàng. Bên cạnh đó, ở những nước có bảo vệ nhà đầu tư mạnh, nhà quản lý sẽ đáp ứng nhiều hơn đối với sự ưa thích cổ tức của nhà đầu tư. Còn ở Việt Nam, do quyền của nhà đầu tư chưa được bảo vệ tốt nên cổ đông, đặc biệt là cổ đông thiểu số, có ảnh hưởng khá hạn chế đối với các quyết định của công ty. Vì vậy, nhà đầu tư muốn các công ty trả cổ tức nhằm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của vấn đề đại diện. Tuy nhiên, vì phần lớn các công ty ở Việt Nam bị chi phối bởi các cổ đông kiểm soát nên nhà quản lý hầu như không quan tâm đến việc làm hài lòng các cổ đông thiểu số.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi Kim Phương, 2018. Tác động của vòng đời công ty đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 150, trang 54-61.

Bùi Kim Phương. (2019). Tính thanh khoản cùa cổ phiếu và chính sách cổ tức. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 267, trang 42-49.

Bùi Thị Mai Hoài, & Nguyễn Thị Tuyết Hoa, 2015. Các nhân tố quyết định hành vi điều chinh thu nhập làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: Trường hợp Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 22(32), trang 41-49.

Bùi Văn Dương, & Ngô Hoàng Điệp, 2017. Đặc điểm hội đồng quản trị và hành vi quân trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Mở TP.HCM số 54 (3), trang 71-84.

Dương Nguyễn Thanh Tâm, 2013. Tác động của cấu trúc nợ đến chất lượng lợi nhuận cùa doanh nghiệp. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 85 (4), trang 51­-59.

4.2 Tiếng Anh

Aivazian, V., Booth, L. & Cleary, s. (2003) 'Do emerging market firms follow different dividend?', The Journal of Financial Research, 26(3), pp. 371-387.

Alii, K. L., Khan, A. Q. & Ramirez, G. G. (1993) 'Determinants of corporate dividend policy: A factorial analysis', Financial Review, 28(4), pp. 523-547.

Al-Yahyaee, K. H. (2014a) 'Shareholder wealth effects of stock dividends in a unique environment', Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 28, pp. 66—81.

Al-Yahyaee, K. H. (2014b) 'Stock dividend ex-day effect and market microstructure in a unique environment', International Economics, 139, pp. 71-79.

Alzahrani, M. & Lasfer, M. (2012) 'Investor protection, taxation, and dividends'. Journal of Corporate Finance, 18(4), pp. 745—762.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM