Luận án TS: Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Luận án TS Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam nghiên cứu trình bày các lý thuyết về CSTT và tác động truyền dẫn CSTT, lý thuyết đánh giá và đo lường năng lực cạnh tranh tại các NHTM

Luận án TS: Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn nghiên cứu

Sự ảnh hưởng của thay đổi khối tiền cung ứng đến nền kinh tế như thế nào là một câu hỏi quan trọng quyết định tới việc xây dựng và thực thi CSTT một cách đúng đắn và hiệu quả. Lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, lượng cung tiền ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô thông qua các kênh truyền dẫn CSTT như: lãi suất, giá tài sản, tỷ giá hối đoái và hoạt động tín dụng ngân hàng (Bernanke & Blinder, 1988). Mức độ tác động của các công cụ chính sách tới nền kinh tế có vai trò quan trọng trong định hướng điều hành CSTT của NHTW

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nội dung trọng yếu của nghiên cứu này xem xét tác động truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam, để từ đó đưa ra các gợi ý chính sách điều hành CSTT qua kênh tín dụng trong điều kiện cạnh tranh đối với NHNN. Tuy nhiên, để lấp đầy các khe hở nghiên cứu, tác giả còn chú trọng tới so sánh năng lực cạnh tranh giữa tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới có ảnh hưởng khác nhau tới truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng của NHTM như thế nào

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tác động truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam.
Phạm vi thu thập dữ liệu nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng cân bằng của 30 NH TMCP tại Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng được sử dụng nhằm mô hình hóa tác động của CSTT qua kênh tín dụng tại các NHTM Việt Nam dưới ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh trên cơ sở lý thuyết đã được phân tích

1.5 Những đóng góp mới 

Nghiên cứu này là cơ sở so sánh hai phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh để xem xét cách tiếp cận nào phù hợp hơn đối với các NHTM Việt Nam. Từ tiếp cận phi cấu trúc, nhiều mô hình với các chỉ số đo lường cạnh tranh ra đời và được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu hàn lâm, trong đó phải kể đến là chỉ số Lerner và chỉ số Boone

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý luận

Kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ

Lý thuyết năng lực cạnh tranh của các NHTM

Tác động của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh tại các NHTM

2.2 Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu

Phương pháp ước lượng

2.3 Kết quả nghiên cứu

Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng tại Việt Nam

Thực trạng năng lực cạnh tranh của của NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2017 theo phương pháp Lerner và phương pháp Boone

Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 dưới ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh theo phương pháp Lerner và phương pháp Boone

Tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính

2.4 Kết luận và hàm ý

Kết luận

Hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các NHTM Việt Nam

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

3. Kết luận

Đo lường năng lực cạnh tranh tại các NHTM Việt Nam qua hai phương pháp: tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới đều cho thấy sự tồn tại ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh lên tác động truyền dẫn CSTT qua kênh tín dụng theo chiều hướng giống nhau nhưng khác nhau về mức độ ảnh hưởng. Thông qua các chỉ số đo lường cạnh tranh theo tiếp cận truyền thống và tiếp cận mới cho hệ thống NHTM VN giai đoạn 2008–2017, kết quả cho thấy có sự không thống nhất khi so sánh kết quả từ các mô hình đo lường năng lực cạnh tranh với nhau

4. Tài liệu tham khảo

Adams, R. M., & and Dean F. Amel. (2005). The Effects of Local Banking Market Structure on the Bank-Lending Channel of Monetary Policy. Finance and
Economics Discussion Series
, 2005(16), 1–34. https://doi.org/10.17016/feds.2005.16
Afrin, S. (2017). Monetary policy transmission in Bangladesh: Exploring the lending channel.
Journal of Asian Economics, 49, 60–80. https://doi.org/10.1016/j.asieco.2016.10.003

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ ngân hàng trên--

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM