Luận án Tiến sĩ Ngân hàng

Chuyên mục Luận án Tiến sĩ Ngân hàng tổng hợp các luận án về ngân hàng, chứng khoán, tài chính công, tài chính doanh nghiệp,... phục vụ cho các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng làm tư liệu học tập cho các môn học có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Luận án tiến sĩ Ngân hàng là gì?

Luận án tiến sĩ Ngân hàng là công trình nghiên cứu thể hiện đẳng cấp trí tuệ vượt trội phải mất nhiều thời gian mới quen được với nhịp nghiên cứu mà trình độ cao của luận án đòi hỏi.

Luận án tiến sĩ Ngân hàng là kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh, trong đó chứa đựng những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực chuyên môn, có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học và giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của đề tài luận án.

2. Yêu cầu đối với luận án Tiến sĩ Ngân hàng

Đề tài luận án tiến sĩ Ngân hàng là một vấn đề khoa học, công nghệ hoặc quản lí đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội, cần giải quyết một cách sáng tạo, có lí luận, đòi hỏi những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu;

Đề tài luận án Ngân hàng phải được tiểu ban chuyên môn thông qua trong quy trình xét tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ, được thủ trưởng đơn vị đào tạo ra quyết định giao đề tài và người hướng dẫn. Nghiên cứu sinh phải trình bày nội dung, kế hoạch nghiên cứu trước đơn vị chuyên môn chậm nhất 3 tháng sau khi nhận đề tài luận án Ngân hàng và báo cáo kết quả nghiên cứu 6 tháng 1 lần trong thời gian thực hiện luận án. Kết quả đánh giá báo cáo là điều kiện để xem xét việc đề nghị cho bảo vệ luận án;

Kết quả nghiên cứu trong luận án Ngân hàng phải là kết quả lao động của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian đào tạo. Nếu sử dụng kết quả, tài liệu của người khác (bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) thì phải được tác giả đồng ý và trích dẫn tường minh. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần công trình khoa học của một tập thể trong đó tác giả đóng góp phần chính thì phải xuất trình các văn bản thể hiện sự nhất trí của các thành viên trong tập thể đó cho tác giả sử dụng kết quả chung của tập thể để viết luận án;

Luận án tiến sĩ Ngân hàng phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có);

Luận án có khối lượng khoảng 100 trang A4, có thể nhiều hoặc ít hơn tùy đặc thù lĩnh vực nghiên cứu của luận án nhưng không quá 200 trang, được chế bản theo mẫu quy định chung của Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh. Bản tóm tắt luận án có khối lượng không quá 24 trang A5 phản ánh trung thực kết cấu, bố cục và nội dung của luận án, phải ghi đầy đủ toàn văn kết luận của luận án. Bản thông tin luận án khoảng 3 đến 5 trang (300 đến 500 chữ) bằng tiếng Việt và tiếng Anh trình bày những nội dung cơ bản, những nội dung mới và những đóng góp quan trọng nhất của luận án.

3. Bố cục bài luận án Tiến sĩ Ngân hàng

Số chương của mỗi luận án tùy thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể, nhưng thông thường bao gồm những phần và chương sau:

Phần Mở đầu: trình bày lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, giả thuyết khoa học, câu hỏi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc của luận án.

Phần Tổng quan: phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong nước và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. (Phần Tổng quan nên chuyển thành Chương 1 của luận án).

Phần Nội dung (gồm một hoặc nhiều chương) trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu.

Phần Kết luận: trình bày những phát hiện mới, những kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu; kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo.

Danh mục Công trình của tác giả: liệt kê các bài báo, công trình đã công bố của tác giả về nội dung của đề tài luận án theo trình tự thời gian công bố.

Danh mục Tài liệu tham khảo: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới trong luận án.

Mục lục: Mục lục phản ánh khái quát nội dung của luận án. Trong phần mục lục cần ghi rõ tên chương, tên mục và tiểu mục của chương có trong luận án. Các tên này phải đúng như vốn có trong luận án. Thứ tự của chúng là thứ tự xuất hiện trong luận án.

Phụ lục.

4. Hình thức trình bày của luận án Tiến sĩ Ngân hàng

Luận án phải được trình bày đúng quy cách; đảm bảo các tiêu chí khoa học rõ ràng, mạch lạc, không tẩy xóa; có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Tác giả luận án phải có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học của mình.

Luận án được đóng bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt (theo mẫu).

Trang phụ bìa (trang title): đây trang thứ nhất của luận án, không đánh thứ tự trang. Trên trang này ghi như ở trang bìa, ngoài ra còn thêm tên chuyên ngành, mã số (quy định của Bộ GD- ĐT) và tên thầy hướng dẫn (theo mẫu).

4.1 Soạn thảo văn bản

Luận án sử dụng chữ (font) thuộc mã UNICODE, kiểu chữ chân phương, dễ đọc. Đối với phần nội dung (văn bản), dùng cỡ 13 hoặc 14 của loại chữ VN Times hoặc Times New Roman; mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3cm; lề dưới 3cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2cm. Số trang đánh ở giữa, phía cuối mỗi trang. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang (chiều đọc là chiều từ gáy luận án đọc ra) nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

 Luận án được in vi tính trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm), độ dài không quá 150 trang tính từ phần Mở đầu đến hết phần Kết luận, không kể tài liệu tham khảo và các phụ lục (nếu có).

4.2 Tiểu mục 

Tên chương, mục và tiểu mục cần được viết thống nhất cho mỗi loại về kiểu chữ, khổ chữ và độ đậm nhạt... Sự thống nhất này được thực hiện trong suốt luận án. Tên chương được viết trên đầu trang mới, dưới tên chương nên để trống 2 dòng. Không để tên mục, tiểu mục ở cuối chân trang.

Các tiểu mục của luận án được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục (nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo).

Cách trình bày và đánh số thự tự chương, mục và tiểu mục: Chỉ sử dụng hệ thống số Ả-rập, đánh theo luỹ tiến (không dùng số La Mã, không dùng ký tự A,B,C...).

4.3 Bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phương trình

Số của bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ, phương trình phải gắn với số chương. Ví dụ bảng 3.10, bảng 3.11... nghĩa là bảng thứ 10 và 11 của chương 3. Tên bảng để phía trên bảng, còn tên ảnh và hình, biểu đồ, đồ thị để phía dưới ảnh, hình, biểu đồ hay đồ thị tương ứng. Bảng biểu, đồ thị, ảnh được đánh số thứ tự riêng theo từng loại. Các số liệu trong bảng phải có đơn vị đo, các trục của biểu đồ và đồ thị cũng phải có tên và thang đo. Các ảnh phải ghi rõ xuất xứ.

Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Các bảng rộng có thể trình bày theo chiều đứng của trang giấy (297mm), chiều rộng của trang giấy có thể lớn hơn 210mm. Khi gấp trang giấy cần lưu ý: để lộ đầu đề của hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ. Tuy nhiên cần hạn chế sử dụng loại bảng có kích thước quá rộng.

Trong luận án các hình vẽ phải sạch sẽ, rõ ràng, bằng mực đen để có thể sao chụp; cỡ chữ giống cỡ chữ sử dụng trong chính văn luận án. Khi đề cập đến các bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ phải nêu rõ số của hình, bảng biểu và sơ đồ đó. Ví dụ: “…được nêu trong bảng 2.1” hoặc “(xem hình 2.3)” mà không được viết “…được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.

4.4 Viết tắt

Không lạm dụng viết tắt trong luận án. Chữ cần viết tắt khi xuất hiện lần đầu trong luận án được viết đầy đủ và liền đó đặt ký hiệu viết tắt của chữ đó trong ngoặc đơn (ví dụ: Nghiên cứu khoa học (NCKH); từ đây, mỗi lần dùng cụm từ nghiên cứu khoa học sẽ dùng kí hiệu viết tắt NCKH). Ký hiệu viết tắt phải được dùng thống nhất trong toàn luận án. Nếu luận án có chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận án.

Chú ý: Không viết tắt trong mục lục, đề mục; không viết tắt trong phần đặt vấn đề và kết luận; không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận án.

4.5 Hướng dẫn xếp Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật... (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).

Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.

- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ (ví dụ, Nguyễn Văn A chứ không phải A (Nguyễn Văn).

- Tài liệu của nhiều tác giả, không có chủ biên thì xếp theo tên tác giả đầu tiên. Ví dụ:  Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán (2007) … , xếp theo vần C.

- Các tài liệu của cùng một tác giả xếp theo thứ tự năm công bố.

Nếu luận án trích dẫn văn bản quy phạm pháp luật thì các văn bản này cần liệt kê trong một mục riêng (đặt tên là Các văn bản quy phạm pháp luật; xếp sau phần Tài liệu tham khảo (bằng các thứ tiếng); sắp xếp theo loại văn bản (Hiến pháp, Luật, Nghị định, Quyết định. Thông tư, ...) và trong từng loại sắp xếp theo thứ tự thời gian công bố.

Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đủ các thông tin:

  • Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
  • (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • tên sách, luận án, báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
  • Nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)

4.6 Cách ghi trích dẫn

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và ghi rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận án. Phải nêu rõ cả việc đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác và đồng tác giả (bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng..) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.

Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận án.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

Số thứ tự của tài liệu tham khảo là ký hiệu thay cho địa chỉ chi tiết của sách, bài báo đó và được chỉ ra khi được trích dẫn ở phần nội dung chính của luận văn; khi trích dẫn đặt số thứ tự của bài đó trong ngoặc vuông [ ], khi cần có cả số trang. Ví dụ: [19, tr.314-315].

Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6, tr. ], [12, tr. ], [27, tr. ].

4.7 Phụ lục của luận án

 Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung luận án như số liệu, biểu mẫu, tranh ảnh… Nếu luận án sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của luận án. Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận án.

5. Hướng dẫn viết luận án Tiến sĩ Ngân hàng

5.1 Lựa chọn đề tài nghiên cứu

Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng của cả luận án bạn làm. Hãy lựa chọn những đề tài chưa từng xuất hiện và được nghiên cứu, hãy sử dụng óc sáng tạo của bạn. Tuy nhiên chủ đề được chọn phải đáp ứng yêu các yêu cầu dành cho luận án tiến sĩ, đặc biệt phải có tính học thuật và ứng dụng tốt, khả thi và có giá trị thực tiễn.

Có một điều chắc chắn là mọi người không ai thích nghe lại những điều đã biết rồi, và cả giáo viên chấm điểm cũng vậy. Hãy cho họ thấy những chủ đề mới mẻ nhưng thật hữu ích.

5.2 Xây dựng kế hoạch và phân bổ thời gian hợp lý

Sau khi đã lựa chọn được đề tài nghiên cứu, hãy bắt đầu ngay khi có thể. Hãy dành thời gian thật nhiều cho việc tìm hiểu các kiến thức cùng cơ sở dữ liệu liên quan đến đề tài bạn lựa chọn. Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin, bạn cũng cần lên ý tưởng cho chủ đề đó. Sáng tạo là cần thiết, tuy nhiên chúng cũng cần thực tế.

5.3 Cách lập luận trong luận án

Vì bạn lựa chọn một chủ đề mới mẻ nên người nghe chắc chắn không có thời gian tìm hiểu chủ đề đó một cách chuyên sâu như bạn, chính vì vậy hãy liên kết các thông tin lại một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Hãy thống kê và ghi chú một cách hợp lý lượng thông tin, kiến thức nhằm tránh những sai sót không cần thiết. Trích dẫn nguồn đầy đủ và thống nhất theo quy chuẩn trích dẫn nguồn quốc tế.

6. Danh mục đề tài luận án Tiến sĩ Ngân hàng hay nhất

Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam sau sáp nhập và mua lại

Hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên

Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam

Tác động truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng dưới ảnh hưởng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chất lượng dịch vụ tài chính – ngân hàng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Tác động của quản trị công ty đến rủi ro và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Kiểm toán ngân hàng góp phần ổn định hệ thống tài chính Việt Nam

Các yếu tố tác động tới quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Ước lượng mức dự trữ ngoại hối tối ưu của Việt Nam

Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Mối quan hệ giữa đặc điểm hội đồng quản trị và thông tin bất cân xứng của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Tín dụng ngân hàng thương mại đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Lâm Đồng

Giải pháp tài chính phát triển bền vững Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Hoàn thiện thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam

Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

Quản trị công, nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển

Cảm tính nhà đầu tư, chất lượng lợi nhuận và chính sách cổ tức - Bằng chứng ở Việt Nam

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam

Phát triển tài chính và hiệu lực của chính sách tiền tệ

Quản trị công, FDI và đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển

Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế

Quy tắc Taylor mở rộng với tỷ giá hối đoái - nghiên cứu thực nghiệm tại một số quốc gia Đông Nam Á

Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội

Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam

Cấu trúc vốn và vốn luân chuyển tác động đến hiệu quả quản trị tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP. HCM

Kiệt quệ tài chính và các chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp Việt Nam theo chu kỳ sống

Nâng cao hiệu quả quản trị tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ - thủy tinh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Đo lường mức độ công bố thông tin phi tài chính và các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin phi tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài, chất lượng thể chế và tinh thần lập nghiệp ở các thị trường mới nổi

Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành dược phẩm ở Việt Nam

Giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam

  • ....

Trên đây là một số thông tin hữu ích về luận án Tiến sĩ và hướng dẫn xây dựng bố cục, trình bày nội dung cho một bài luận án hoàn chỉnh. Ngoài ra, eLib còn chia sẻ đến bạn một số đề tài luận án Tiến sĩ Ngân hàng mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM