Luận án TS: Mối quan hệ giữa đặc điểm hội đồng quản trị và thông tin bất cân xứng của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

Luận án TS Mối quan hệ giữa đặc điểm hội đồng quản trị và thông tin bất cân xứng của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM tập trung vào nghiên cứu sự tác động của đặc điểm HĐQT đến TTBCX của các công ty niêm yết ở Việt Nam, trên cơ sở đó luận án gợi ý một số chính sách nhằm hạn chế TTBCX

Luận án TS: Mối quan hệ giữa đặc điểm hội đồng quản trị và thông tin bất cân xứng của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn nghiên cứu

Dựa trên những tranh luận chưa đồng nhất về mặt kết quả nghiên cứu, những khoảng trống nghiên cứu có thể được bổ khuyết, tính cấp thiết và thời sự từ thực tiễn cũng như hạn chế về mặt số lượng của các nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam, việc đo lường TTBCX và ước lượng mối quan hệ giữa đặc điểm của HĐQT và TTBCX của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM rất cần được nghiên cứu và triển khai.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đo lường mức độ TTBCX của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.

Lựa chọn mô hình đo lường TTBCX phù hợp trong bối cảnh ở Việt Nam

Xác định và đo lường các yếu tố liên quan đến đặc điểm của HĐQT có khả năng ảnh hưởng đến TTBCX.

Gợi ý một số chính sách nhằm hạn chế TTBCX

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Biến động về mức độ TTBCX của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM?

Mô hình đo lường mức độ TTBCX phù hợp có thể được áp dụng trong bối cảnh ở Việt Nam?

Đặc điểm của HĐQT bao gồm: quy mô HĐQT, thành viên HĐQT độc lập không điều hành, thành viên HĐQT nữ, trình độ học vấn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm, và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của HĐQT có ảnh hưởng đến TTBCX?

Tác động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành và trình độ học vấn của HĐQT đến TTBCX có phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp có vốn Nhà nước?

Có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của HĐQT và TTBCX?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án đó là các yếu tố liên quan đến đặc điểm của HĐQT, bao gồm: quy mô HĐQT, thành viên HĐQT độc lập không điều hành, thành viên HĐQT nữ, trình độ học vấn của HĐQT, quyền kiêm nhiệm, và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của HĐQT có khả năng ảnh hưởng đến TTBCX

Phạm vi của luận án được thể hiện ở ba khía cạnh bao gồm: nội dung, không gian, và thời gian nghiên cứu.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp kinh tế lượng, kỹ thuật hồi quy đối với dữ liệu dạng bảng thông qua mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, để thực hiện hồi quy phương trình với biến phụ thuộc là TTBCX và biến độc lập là các đặc điểm của HĐQT bao gồm: quy mô HĐQT, thành viên HĐQT độc lập không điều hành, thành viên HĐQT nữ, quyền kiêm nhiệm, trình độ học vấn, và tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của HĐQT

1.6 Những đóng góp mới 

Đóng góp đầu tiên có thể kể đến đó là nghiên cứu đã đề xuất được mô hình ước lượng TTBCX phù hợp có thể áp dụng để đo lường TTBCX trong bối cảnh ở Việt Nam. Đề xuất này là một bước đệm khơi mở cho nhiều hướng nghiên cứu khác nhau như: đánh giá hiệu quả của việc ban hành chính sách cụ thể liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam, hoặc so sánh mức độ minh bạch thông tin giữa thị trường Việt Nam và thị trường các quốc gia tương đồng trong cùng khu vực

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết

Thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng trên thị trường chứng khoán

Tổng quan các nghiên cứu

Khung lý thuyết về đặc điểm của Hội đồng quản trị và thông tin bất cân xứng

2.2 Phương pháp nghiên cứu

Mô hình đo lường thông tin bất cân xứng

Lựa chọn mô hình đo lường thông tin bất cân xứng phù hợp

Khung nghiên cứu thực nghiệm

Giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu

2.3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đo lường thông tin bất cân xứng

Đặc điểm Hội đồng quản trị và thông tin bất cân xứng

Thảo luận kết quả

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của luận án đã phản ánh mức độ TTBCX của các công ty niêm yết trên HOSE, đồng thời nghiên cứu đã chỉ ra mô hình George, Kaul và Nimalendran (1991) theo biến chỉ báo là mô hình phù hợp có thể được áp dụng để đo lường TTBCX trong bối cảnh ở Việt Nam. Không dừng lại đó, kết quả nghiên cứu trong luận án này đã phản ánh tương đối một cách rõ ràng về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và TTBCX. Thật sự hữu ích và cần thiết dành cho các nhà hoạch định chính sách, các công ty niêm yết, và các nhà đầu tư  chứng khoán tham khảo kết quả nghiên cứu trong luận án này

4. Tài liệu tham khảo

Abad, D., Lucas-Pérez, M.E., Minguez-Vera, A. & Yague, J. (2017). Does gender diversity on corporate board reduce information asymmetry in equity markets? BRQ Business Research Quarterly, 20(3), 192-205.

Acker, D., Stalker, M. & Tonks, I. (2002). Daily closing inside spreads and trading volumes around earnings announcements. Journal of Business Finance & Accounting, 29(9-10), 1149-1179.

Adam, T. & Goyal, V.K. (2008). The investment opportunity set and its proxy variables.

The Journal of Financial Research, 31(1), 41-63

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ ngân hàng trên--

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM