Luận án TS: Phát triển tài chính và hiệu lực của chính sách tiền tệ

Luận án Phát triển tài chính và hiệu lực của chính sách tiền tệ được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu tác động của sự phát triển trên hệ thống tài chính quốc gia đến tính hiệu lực của chính sách tiền tệ.

Luận án TS: Phát triển tài chính và hiệu lực của chính sách tiền tệ

1. Mở đầu

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu

Với tốc độ phát triển ngày càng nhanh và khó kiểm soát trên hệ thống tài chính, các nhà hoạch định CSTT phải đối mặt với thách thức về khả năng kiểm soát dòng vốn, quản lý thanh khoản, duy trì ổn định tỷ giá và tránh các chu kỳ bùng nổ trong thị trường tài sản. Điều này khiến cho việc hoạch định CSTT để đạt được mục tiêu trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Từ quan điểm CSTT, câu hỏi về khả năng mà sự phát triển tài chính này ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách của NHTW và khả năng truyền dẫn chính sách đến nền kinh tế như thế nào là đáng được nghiên cứu, nhưng có rất ít bằng chứng về những tác động của phát triển tài chính đến hiệu lực của CSTT trong giai đoạn hiện nay. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Tiến hành kiểm định mối quan hệ đánh đổi giữa bất ổn sản lượng và bất ổn lạm phát mà các NHTW các nước phải đối mặt trong việc thực thi CSTT dựa trên lý thuyết đường cong Taylor.

Phát triển và xây dựng đường biên hiệu quả của CSTT cho các quốc gia dựa trên lý thuyết đường cong Taylor.

Hiểu được các yếu tố nào tác động đến hiệu lực CSTT để các cơ quan tiền tệ có thể điều chỉnh cũng như kiểm soát chúng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong thực thi CSTT.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tác giả thực hiện nghiên cứu hiệu lực CSTT và tác động của phát triển tài chính đến hiệu lực chính sách tại các quốc gia phát triển thuộc nhóm nước G-7 (bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ) trong giai đoạn 1951 – 2017 (tùy thuộc vào tính sẵn có của dữ liệu ở từng quốc gia).

Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành nghiên cứu tại các quốc gia phát triển, với mẫu nghiên cứu là các quốc gia thuộc nhóm nước G-7, nơi cũng cung cấp dữ liệu với độ tin cậy cao và độ dài dữ liệu lớn hơn, là điều kiện để đảm bảo kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy và phản ánh đúng mối quan hệ cần nghiên cứu

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp định lượng với các mô hình nghiên cứu khác nhau nhằm trả lời lần lượt từng câu hỏi nghiên cứu.

1.5 Đóng góp mới của luận án

Trong khi các nghiên cứu trước chủ yếu tập trung vào một quốc gia cụ thể, luận án đã tiến hành kiểm định sự tồn tại của lý thuyết đường cong Taylor trên một mẫu xuyên quốc gia bằng kỹ thuật kinh tế lượng hợp lý và đem đến kết quả thống nhất với bằng chứng thống kê mạnh mẽ ủng hộ lý thuyết này.

Lần đầu tiên trong mẫu các quốc gia nghiên cứu, tác giả vận dụng lý thuyết đường cong Taylor và sử dụng các kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo với dữ liệu thống nhất để xây dựng đường biên hiệu quả của CSTT cho từng quốc gia; cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng thước đo hiệu lực CSTT dựa trên lý thuyết đường cong Taylor. Với hiệu lực CSTT được đo lường bằng khoảng cách trực giao tối thiểu từ điểm biến động hiệu suất thực tế của nền kinh tế đến đường cong Taylor (được gọi là đường biên hiệu quả của CSTT). 

2. Nội dung

2.1 Giới thiệu nghiên cứu

Đặt vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Các đóng góp mới của nghiên cứu

Kết cấu luận án

2.2  Khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về phát triển tài chính và hiệu lực CSTT

Chính sách tiền tệ

Hiệu lực của chính sách tiền tệ và lý thuyết đường cong Taylor

Phát triển tài chính

Cơ sở lý thuyết về tác động của phát triển tài chính đến hiệu lực CSTT

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây

2.3  Kiểm định lý thuyết Đường cong Taylor

Giới thiệu

Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ đường cong Taylor

Kết quả kiểm định mối quan hệ đường cong Taylor

2.4 Đo lường hiệu lực của CSTT

Giới thiệu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.5 Tác động của phát triển tài chính đến hiệu lực của CSTT

Giới thiệu

Phương pháp nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.6 Kết luận và hàm ý chính sách

Kết luận

Hàm ý chính sách

3. Kết luận

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy:

(1) Tồn tại mối quan hệ đánh đổi trong phương sai của sản lượng và lạm phát, cho thấy có bằng chứng ủng hộ lý thuyết đường cong Taylor.

(2) Đường biên hiệu quả của CSTT được xây dựng hợp lý dựa vào lý thuyết đường cong Taylor là khác biệt giữa các quốc gia, và có sự dịch chuyển theo thời gian.

(3) Hiệu lực CSTT thay đổi theo thời gian, CSTT có xu hướng kém hiệu lực trong giai đoạn khủng hoảng và chịu nhiều tác động của các cú sốc trong nước và quốc tế, ngược lại, khả năng tác động đến nền kinh tế để đạt được mục tiêu của NHTW trong thực thi CSTT là gia tăng trong các giai đoạn phục hồi, phù hợp với diễn biến thực tế.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đỗ Thị Ánh (2018) ‘Những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản sau 5 năm thực hiện Chính sách Abenomics’, Tạp chí Tài chính. Truy cập tại: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/nhung-thanh-tuu-cua-nen-kinh-te-nhatban-sau-5-nam-thuc-hien-chinh-sach-abenomics-137932.html (Ngày truy cập: 26/9/2018).

Đồng Quang Nhật (2013) Lịch Sử Kinh Tế Mỹ và Các Cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Mỹ. Truy cập tại: http://dongquangnhat.blogspot.com/2013/02/lich-su-kinh-temy-va-cac-cuoc-khung.html (Ngày truy cập: 12/3/2019).

Hồ Thị Lam & Phạm Hữu Hồng Thái (2017) ‘Tác động của chi tiêu công đến thị trường bất động sản’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 237(tháng 7/2017), pp. 21–30.

Nguyễn Khắc Quốc Bảo & Nguyễn Thị Uyên Uyên (2017) ‘Nghiên cứu cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia châu Á’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 28(9), pp. 25–42.

Lưu Ngọc Thịnh (1998) Kinh tế Nhật Bản- Những bước thăng trầm trong lịch sử. Hà Nội: NXB Thống kê.

4.2 Tiếng Anh

Ando, A. and Modigliani, F. (1963) ‘The “Life Cycle” Hypothesis of Saving: Aggregate Implications and Tests’, The American Economic Review, 53(1), pp. 55– 84.

Beck, T., Demirguc-Kunt, A. and Levine, R. (2000) ‘A New Database on the Structure and Development of the Financial Sector’, The World Bank Economic Review, 14(3), pp. 597–605. doi: 10.1093/wber/14.3.597.

De Bondt, G. (2002) Retail bank interest rate pass-through: new evidence at the euro area level, Working Paper Series. European Central Bank. Available at: https://ideas.repec.org/p/ecb/ecbwps/20020136.html (Accessed: 15 July 2018).

Caporale, G. M. and Williams, G. (2001) ‘Monetary policy and financialliberalization: The case of United Kingdom consumption’, Journal of Macroeconomics. North-Holland, 23(2), pp. 177–197. doi: 10.1016/S0164- 0704(01)00160-4.

Engle, R. F. (1982) ‘Autoregressive Conditional Heteroscedasticity with Estimates of the Variance of United Kingdom Inflation’, Econometrica. The Econometric Society, 50(4), p. 987. doi: 10.2307/1912773. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Kinh tế trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM