Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam

Luận án được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết cơ bản về thị trường nợ xấu và các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu từ đó đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm gia tăng quyết định mua bán trên thị trường và thúc đẩy thị trường nợ xấu Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường.

Luận án TS: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cho đến nay thị trường mua bán nợ xấu ở nước ta đã được hình thành và manh nha phát triển, tuy nhiên thị trường nợ xấu chưa có thể giúp các ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu một cách triệt để. Các nỗ lực của VAMC và DATC chưa mang lại những bứt phá cho thị trường này, hiệu quả hoạt động của thị trường chưa cao, các chủ thể tham gia mua bán còn ít chưa chủ động đưa ra các quyết định mua bán trên thị trường, các chủ thể tham gia mua bán chưa có nhiều lựa chọn, lợi ích từ việc mua bán nợ xấu đem lại còn nhiều hạn chế, thông tin về hàng hóa còn thiếu tính minh bạch, phần lớn các hoạt động mua bán nợ xấu còn mang tính chất chỉ định, thiếu cơ chế và hành lang pháp lý tạo động lực cho các hoạt động thu mua nợ xấu phát triển theo cơ chế thị trường. Do đó, nghiên cứu các nhân tố tác động tới thị trường một cách toàn diện và thấu đáo sẽ giúp các nhà quản trị tìm ra được nguyên nhân của thực trạng thị trường nợ xấu hình thành chưa rõ nét hiện nay và đưa ra những giải pháp nhằm phát triển thị trường nợ xấu theo cơ chế thị trường góp phần xử lý, giảm thiểu lượng nợ xấu đang tồn dư trong nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng và những phát sinh tiêu cực mà nợ xấu gây ra.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết cơ bản về thị trường nợ xấu và các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu.

- Xác định và đánh giá tác động của các nhân tố đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp, khuyến nghị nhằm gia tăng quyết định mua bán trên thị trường và thúc đẩy thị trường nợ xấu Việt Nam phát triển theo cơ chế thị trường. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam, cụ thể đó là các nhân tố tác động đến quyết định tham gia thị trường của người mua, quyết định tham gia thị trường của người bán và phúc lợi xã hội thị trường nợ xấu tại Việt Nam, thông qua chọn mẫu các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: Luận án sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá tác động của các nhân tố đến thị trường nợ xấu thông qua bảng hỏi được phát cho các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

- Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành thu thập dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2018 để đánh giá thực trạng thị trường nợ xấu tại Việt Nam. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn

- Phương pháp thu thập thông tin thông

Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp thống kê

- Mô hình Logistic nhị phân (Binary Logistic Model)

- Mô hình logistic đa thức (Multinomial Logistic Model)

1.5 Đóng góp của luận án

Luận án mang lại những đóng góp có giá trị cho các nhà quản lý, cho xã hội như sau:

- Đưa ra các khuyến nghị cụ thể đối với cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp nhằm phát triển thị trường nợ xấu theo cơ chế thị trường.

- Đưa ra các giải pháp nhằm góp phần xử lý nợ xấu thông qua việc gia tăng quyết định mua và quyết định bán trên thị trường nợ xấu tại Việt Nam.

- Đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng phúc lợi xã hội trên thị trường nợ xấu. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về nợ xấu và thị trường nợ xấu

Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

2.2 Thực trạng thị trường nợ xấu tại Việt Nam và mô hình xử lý nợ các nước

Quá trình phát triển kinh tế và nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Thực trạng thị trường nợ xấu tại Việt Nam

Cơ chế chính sách và hành lang pháp lý liên quan đến thị trường nợ xấu tại Việt Nam

Kinh nghiệm xử lý nợ xấu thông qua thị trường nợ ở một số nước trên thế giới

2.3 Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Mẫu giả thiết về thị trường nợ xấu

Mô hình phân tích thực nghiệm và kỹ thuật ước tính

Số liệu và thu thập số liệu nghiên cứu

Chuyển đổi số liệu và kiểm định tính độc lập các biến trong mô hình

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thống kê miêu tả

Các nhân tố tác động đến quyết định tham gia thị trường của người bán

Các nhân tố tác động đến quyết định tham gia thị trường của người mua

Các nhân tố tác động đến phúc lợi xã hội trên thị trường nợ xấu

2.5 Kết luận và khuyến nghị

Kết luận

Các khuyến nghị

Các giải pháp nhằm gia tăng quyết định mua bán trên thị trường nợ xấu

Giải pháp gia tăng phúc lợi xã hội trên thị trường nợ xấu

3. Kết luận

Nghiên cứu được tiến hành để luận giải cơ chế hình thành nên thị trường nợ xấu, thiết lập thước đo phúc lợi xã hội trên thị trường và xây dựng mô hình phân tích thực nghiệm. Kết quả nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra rằng, để phân tích các nhân tố tác động đến thị trường nợ xấu thì cần thiết phải được nhìn nhận thông qua hành vi quyết định tham gia hay rút khỏi thị trường. Mặt khác, sự phát triển của thị trường nợ xấu không thể được nhìn nhận một cách đơn điệu từ phía cung hay phía cầu trên thị trường nợ xấu, mà cần phải được nhìn nhận từ quan điểm phúc lợi xã hội trên thị trường nợ xấu. Việc đưa ra các chính sách nhằm kích thích thị trường nợ xấu phát triển phải được xem xét trên góc độ giảm thiểu tối đa phúc lợi trên thị trường tín dụng bị mất hay tối đa hóa phúc lợi xã hội đạt được trên thị trường nợ xấu. Trong phần phân tích thực nghiệm, mô hình hồi quy logistic nhị thức, mô hình hồi quy logistic đa thức và phương pháp tích hợp cực đại được sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP về thành lập tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam vào ngày 18/05/2013

Công ty Quản lý tài sản (2013-2018), Báo cáo tổng kết hoạt động - nhiều năm

Cục Đầu tư (2008), Tổng hợp tình hình Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm 2008.

Đặng Ngọc Đức (2014), “Xử lý nợ xấu thông qua phát hành trái phiếu chính phủ: giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các NHTM và DN”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, trường đại học KTQD, 12/2014.

Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ ở Việt Nam và giải pháp phát triển”, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 8 (18). 

4.2 Tiếng Anh

Claessens, S.; Djankov, S. and Klingebiel, D. (1999), Financial Restructuring in East Asia: Halfway There?, The World Bank, Financial Factor Discussion Paper No 3.

D. Neb. Mar. 13, (2009), The complaint sufficiently alleged a possible consumer purpose for the underlying debts to require the court to deny the defendants' motion to dismiss the FDCPA claim, since "at this point in the proceedings, the Court cannot definitively say that the extensions of credit were primarily commercial in nature, U.S. Bank, NA, 2009 WL 700593, no13, 2009.

E.D.Pa. Apr. 7, (2009), In view of discrepancy between plaintiff's deposition testimony and her affidavit opposing summary judgment, court found that personal credit card account was used for business debt and granted summary judgment to defendant, In re Howe, 2009 WL 3747236, no 3, Nov, 2009.

Fell, J., Maciej Grodzicki, Dejan Krušec, Reiner Martin and Edward O’Brien (2017), Overcoming non-performing loan market failures with transaction platforms, Accessed January 20, 2019 from: https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/other/ecb.sfafinancialstabilityreview201711 .en.pdf

Gibbon, P. and L. Thomsen. (2002), Scandinavian Clothing Retailers' Global Sourcing Patterns and Practices', Center for Development Research (CDR) Working Paper Series, Vol. 2, No.14, Copenhagen. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án tiến sĩ Tài chính - Ngân hàng trên ---

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM