Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được cách lập luận bác bỏ trong một bài văn nghị luận. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a.

- Nội dung bác bỏ: “Nguyễn Du là một con bệnh thần kinh”

- Cách thức bác bỏ: Sự duy diễn vô căn cứ và thiếu cơ sở. So sánh tài năng của ông, sự tưởng tượng của ông với những thi sĩ khác

- Cách diễn đạt: Có thể kết hợp các câu trần thuật các loại câu khác

b.

- Nội dung bác bỏ “Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn”

- Cách thức bác bỏ: Phê phán trực tiếp ý kiến không có cơ sở thực tiễn nào

- Bác bỏ bằng những lí lẽ và dẫn chứng từ cuộc sống

c.

- Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”

- Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

2. Soạn câu 2 trang 26 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,… của luận điểm, lập luận ấy.

- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 26 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Nguyễn Dữ bác bỏ bằng cách đã đưa ra lí lẽ (Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?) và dẫn chứng (là hành động đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma của Tử Văn) để khẳng định chân lí rằng "kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi".

- Nguyễn đình Thi đã bác bỏ một quan điểm sai lầm cho rằng thơ là những lời hay, ý đẹp

- Cách bác bỏ: Cả hai đều sử dụng lí lẽ và dẫn chứng sinh động nhằm thuyết phục người đọc

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 27 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Chẳng hạn có thể trình bày theo những ý sau:

+ Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính

+ Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu

+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)

+ Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc...

+ Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ

Ngày:18/12/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM