Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 tóm tắt

Trong cuộc sống hàng ngày, các em vẫn thường hay bắt gặp những văn bản tiểu sử tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của một nhà văn, một tác giả hay một người nổi tiếng. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Tóm tắt tiểu sử. Mời các em cùng tham khảo nhé.

Soạn bài Tóm tắt tiểu sử Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 54 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

a. Kể vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp nhà bác học Lương Thế Vinh:

- Là nhà thơ, nhà toán học tài ba quê ở tỉnh Nam Định.

- Có nhiều hoạt động xã hội: ngoại giao, biên soạn sách, sáng tác văn chương, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.

- Đóng góp chủ yếu là mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc.

- Lương Thế Vinh là con người kinh bang tế thế, “tài hoa, danh vọng” tột bậc.

b. Các tài liệu được lựa chọn ở trên đảm bảo cụ thể, chính xác, chân thực và tiêu biểu.

c. Để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt cần sưu tầm tài liệu về nhân thân, hoạt động xã hội, thành tựu của người được nói tới. Các tài liệu này phải chính xác, tiêu biểu.

2. Soạn câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Chúng ta thấy trong văn bản “Lương Thế Vinh” gồm nhiều nội dung và được sắp xếp theo thứ tự như sau : từ nhân thân đến các hoạt động xã hội tiếp theo đến đóng góp chính và cuối cùng là đánh giá chung.

- Phần đánh giá cần khái quát, ngắn gọn và đúng với đối tượng.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 55 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Trường hợp không cần viết tiểu sử tóm tắt là:

a) Thuyết minh về các danh nhân.

- Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt:

b) Tự ứng cử vào một chức vụ trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.

d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.

e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 55 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Giống nhau: đều có thể viết về một nhân vật nào đó.

- Khác nhau:

+ Tiểu sử tóm tắt gồm bốn phần: nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Văn phong cô đọng, rõ ràng.

+ Điếu văn: Ngoài tiểu sử tóm tắt của người đã khuất, còn có thêm phần tiếc thương người đã khuất và chia buồn cùng gia quyến. Phần đánh giá thường dài hơn và kĩ hơn.

+ Sơ yếu lí lịch: có nhiều phần phải kê khai kĩ hơn so với tiểu sử tóm tắt như gia đình, thành phần giai cấp, quan hệ xã hội. Phần đánh giá ở đây là tự đánh giá về ưu điểm và khuyết điểm của người viết lí lịch thường đòi hỏi xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

+ Thuyết minh: Sử dụng tiểu sử tóm tắt như một bộ phận, một tài liệu của bản thân thuyết minh, cách diễn đạt mang sắc thái biểu cảm.

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 55 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Tiểu sử tóm tắt nhà thơ Xuân Diệu:

Xuân Diệu(1916- 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Ông sinh ra ở Quy Nhơn, là con vợ lẽ, sống xa mẹ và thường bị hắt hủi. Ông học hết Thành chung thì ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp.

Xuân Diệu là một trí thức Tây học, đồng thời xuất thân từ một gia đình nhà nho nên tiếp thu được một cách tự nhiên ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống.

Xuân Diệu là một tài năng nhiều mặt: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, dịch thuật. Ông là một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ ông thể hiện niềm khao khát giao cảm với đời, đắm say trong tình yêu đôi lứa nhưng vẫn không thôi bị ám ảnh bởi thời gian và nỗi cô đơn. Ông được Hoài Thanh đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong những nhà Thơ mới”

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM