Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 tóm tắt

Hồ Chí Minh, Người là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của dân tộc, vần thơ của Bác vần thơ thép mà vẫn mênh mông bát ngát tình. Bài soạn ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Chiều tối. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé, chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao trong học tập.

Soạn bài Chiều tối Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Câu 1 dịch khá sát.

- Trong câu 2, bản dịch chưa dịch chữ “cô” (cô đơn, lẻ loi) trong “cô vân”; chữ “mạn mạn” dịch “trôi nhẹ” là chưa sát.

- Câu 3 thừa chữ “tối” làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm – qua hình ảnh lò than rực hổng).

- Câu 4 dịch tương đối thoát ý.

2. Soạn câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Bức tranh thiên nhiên trong hai câu thơ đầu:

+ Chúng ta thấy hình ảnh ước lệ cổ điển. Cánh chim mỏi hơn, bay nặng nề hơn sau một ngày, đang trên đường về tổ khi trời về chiều.

+ "Chòm mây lơ lửng": Sự lẻ loi đơn độc của chòm mây khi trời về chiều.

→ Cảnh thiên nhiên yên bình, vân động theo đúng nhịp của tạo hóa nhưng lại chuyển động lặng lẽ, đượm buồn.

- Cảm xúc của nhà thơ:

+ Sự quan sát tinh tế thể hiện tình yêu thiên thiên của tác giả.

+ Sự lẻ loi, lặng lẽ của hình ảnh thiên nhiên đồng điệu với tâm trạng người tù của nhà thơ. Cánh chim đã về tổ còn Bác vẫn đang trên đường chuyển nhà lao. Chòm mây cô đơn cũng giống như hoàn cảnh của Bác lúc này.

+ Chim về tổ nghỉ ngơi rồi mai lại bắt đầu hành trình mới chứ không kết thúc cuộc đời. Sự tự tin, lạc quan của Bác cũng hiện rõ qua ý thơ. Bác tuy chuyển lao nhưng vẫn đang mong chờ ngày được tự do để tiếp tục với công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

3. Soạn câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Cô thôn nữ đang xay ngô:

+ Con người nổi bật giữa trung tâm của bức tranh thiên nhiên và cũng chỉ có duy nhất 1 người.

+ Thơ Bác không đi theo mô tip của thơ cổ dù sử dụng hình ảnh thiên nhiên như trong thơ cổ nhưng thay vì xuất hiện con người là những ẩn sĩ hoặc giai nhân thì ở đây thơ Bác lại xuất hiện hình ảnh con người lao động.

+ Cô thôn nữ là hình ảnh tả thực những con người lao động trẻ trung, khỏe khoắn. Dù công việc vất vả, nặng nhọc nhưng vẫn hăng say, miệt mài. Qua đó thể hiện sự trân trọng, tình yêu thương của Bác với những người dân lao động nghèo khổ.

- Không gian được thu hẹp. Từ bầu trời mây bao la nhỏ dần, thấp dần đến công việc xay ngô của cô thôn nữ bên bếp lửa hồng. Từ sự tượng trưng đi đến cuộc sống thực tế bộc lộ ý chí, khát vọng sống của Bác.

- Từ đắt "hồng" đã làm bừng sáng cả không gian chiều tối. Sự chuyển động từ gam màu u tối về gam màu tươi sáng khẳng định niềm lạc quan, yêu đời, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

4. Soạn câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Nghệ thuật tả cảnh:

  • Bút pháp chấm phá

  • Nghệ thuật tương phản.

  • Lấy động tả tĩnh.

  • Ngôn ngữ bài thơ được sử dụng linh hoạt và sáng tạo.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Sự vận động của cảnh vật là sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng: Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh buổi chiều tối nhưng kết thúc là hình ảnh lò than rực hồng

+ Hình ảnh lò than rực hồng đã làm toả sáng cả không gian, làm ấm nóng tâm trạng nhà thơ, không còn cảm giác mệt mỏi, buồn bã, thay vào đó là một niềm vui với sự sống.

⇒ Lòng yêu thương cuộc sống, con người của Bác; sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

Trong bài thơ Chiều tối, hình ảnh đẹp nhất, thể hiện tập trung vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là hình ảnh cô gái xay ngô tối và bếp lửa hồng: Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn bên ngọn lửa hồng gợi hơi ấm sự sống, chút niềm vui, hạnh phúc. Đồng thời gợi tư thế con người làm chủ thiên nhiên, núi rừng.

7. Soạn câu 3 luyện tập trang 42 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Thép và tình trong thơ Hồ Chí Minh (biểu hiện rõ nhất qua tập Nhật kí trong tù):

  • Chất thép chính là cái dũng khí kiên cường, phong thái ung dung tự tại, lạc quan yêu đời.

  • Chất tình là tình cảm dào dạt với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

- Trong bài thơ Chiều tối được thể hiện theo một cách riêng, nhưng nhìn chung đều trong cảm quan đã nêu trên.

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM