Luận văn ThS: Quá trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam

Luận văn Quá trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như xu hướng, quá trình hội tụ kế toán trên thế giới. Sau đó dựa vào hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành, các đặc điểm về môi trường kế toán của Việt Nam như văn hóa, luật pháp, kinh tế, xã hội … để đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hội tụ của kế toán Việt Nam.

Luận văn ThS: Quá trình hòa hợp, hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng, giải pháp của Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam phải cải tiến hệ thống kế toán cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, cung cấp được những thông tin trung thực và đáng tin cậy giúp cho các nhà đầu tư có niềm tin khi đưa ra quyết định. Kế toán Việt Nam cũng phải hòa mình vào xu hướng hội tụ của kế toán thế giới để nâng cao mình và phù hợp với xu hướng chung của nhân loại. Tuy nhiên Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một hệ thống chuẩn mực dựa trên cơ sở của chuẩn mực quốc tế có xem xét chuẩn mực của các quốc gia khác nhưng phải phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, yêu cầu quản lý cũng như định hướng phát triển của riêng mình. Đây chính là thách thức và mục tiêu hướng tới của Việt Nam trong quá trình hội nhập với hệ thống kế toán quốc tế.

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như xu hướng, quá trình hội tụ kế toán trên thế giới. Sau đó dựa vào hệ thống kế toán Việt Nam hiện hành, các đặc điểm về môi trường kế toán của Việt Nam như văn hóa, luật pháp, kinh tế, xã hội … để đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hội tụ của kế toán Việt Nam

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Do hệ thống kế toán có phạm vi rất rộng nên đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở phần kế toán tài chính của doanh nghiệp. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, tổng hợp và phân tích, so sánh và đối chiếu, logic, … để giúp luận văn đạt được mục tiêu đề ra. 

1.5 Những đóng góp của luận văn 

Luận văn góp phần tạo điều kiện thuận lợi để am hiểu một cách có hệ thống vào quá trình hình thành, phát triển và hòa hợp, hội tụ kế toán của các quốc gia trên thế giới cũng như quá trình phát triển và xây dựng hệ thống kế toán Việt Nam. Phân tích quá trình xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành so với hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế để từ đó xác lập phương hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của kế toán Việt Nam.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về hệ thống kế toán và quá trình hòa hợp - hội tụ kế toán quốc tế của các quốc gia trên thế giới.

  • Lược sử phát triển của hệ thống kế toán thế giới
  • Định nghĩa về kế toán và chuẩn mực kế toán
  • Các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia
  • Thực tiễn xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế và đặc điểm quá trình hòa hợp - hội tụ về kế toán trên thế giới

2.2 Thực trạng hệ thống kế toán Việt Nam

  • Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam
  • Tác động của nhân tố môi trường đến hệ thống kế toán Việt Nam
  • Quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

2.3 Phương hướng và giải pháp hòa hợp - hội tụ với kế toán quốc tế của Việt Nam

  • Phương hướng hòa nhập với kế toán quốc tế của Việt Nam
  • Các giải pháp và kiến nghị thúc đẩy quá trình hòa hợp hội tụ với kế toán quốc tế của Việt Nam

3. Kết luận

Việt Nam đã ban hành được Luật Kế Toán, 26 chuẩn mực kế toán. Phương hướng Việt Nam lựa chọn hòa hợp hội tụ với thông lệ quốc tế là phù hợp nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, các chuẩn mực ban hành chủ yếu dựa vào các chuẩn mực kế toán quốc tế cũ, chưa được cập nhật, thay đổi mới. Đây chính là một thách thức cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp hội tụ với kế toán quốc tế. Ngoài ra điều quan trọng nhất đối với chúng ta trong giai đoạn hiện nay cũng như tương lai là làm thế nào để các chuẩn mực được ban hành thực sự đi vào cuộc sống. Trên quan điểm đó, một số giải pháp đã được đề ra nhằm mục đích có thể giải quyết vấn đề này, giúp phương hướng hòa hợp hội tụ với quốc tế của Việt Nam được thành công trọn vẹn. Các giải pháp chủ yếu hướng về xây dựng cơ chế và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho tiến trình này. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ Tài Chính (2001 – 2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. 

Vũ Hữu Đức (2000), “Hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam trên con đường hội nhập với các thông lệ quốc tế”, Tham luận, Đại Học Kinh tế TP.HCM. 

Hà Thị Ngọc Hà (2008), “Hệ thống kế toán, kiểm toán Việt Nam đã phù hợp với thông lệ quốc tế”, Tạp chí kiểm toán. 

Hà Thị Ngọc Hà (2006), “Những vấn đề cần tiếp tục phải hoàn thiện: Khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trong những năm tới, Hội kiểm toán viên hành nghề, Hà Nội. 

Bùi Công Khánh (2007), “Từ khuôn mẫu lý thuyết kế toán quốc tế nhìn về chuẩn mực chung kế toán Việt Nam”, Tạp chí kế toán. 

4.2 Tiếng Anh

Donald T. Nicolaisen, Chief accountant of SEC (2005), A Securities regulator looks at Convergence, Northwestern University Journal of International Law and Business. 

C.Nobes and R.Parker (2006), Comparative International Accounting, Prentice Hall, London. 

Flower, J. and Ebbers, G. (2002), Global Finncial Reporting, Basingstoke, Palgrave. 

Halsey G.Bullen, FASB Senior Project Manager and Kimberley Crook, IASB Senior Project Manager (May, 2005), A New Conceptual Framework Project. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM