Luận văn ThS: Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn thạc sĩ Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hệ thống lại cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả của hệ thống thống tin kế toán, để trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM.

Luận văn ThS: Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Các doanh nghiệp cần phải hiểu và biết được hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp mình cũng như các nhân tố nào tác động mạnh nhất đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán.

Trên cơ sở đó sẽ giúp cho doanh nghiệp tổ chức hệ thống thông tin kế toán phù hợp và từ đó có thể đưa ra những quyết định chính xác, kịp thời trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Với những lý do nêu trên, người viết chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình là “Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán, nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM. Cụ thể:

  • Thứ nhất, tìm hiểu các nghiên cứu liên quan trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hệ thống lại cơ sở lý thuyết về hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán và hiệu quả của hệ thống thống tin kế toán, để trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu.
  • Thứ hai, đo lường mức độ hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM.
  • Thứ ba, nhận diện những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán và đánh giá mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đến hiệu quả thông tin kế toán tổng thể.
  • Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM.

Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM.

Thời gian thực hiện khảo sát: từ 01 tháng 06 năm 2014 đến 15 tháng 08 năm 2014.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo.

1.5 Ý nghĩa và đóng góp mới của đề tài

Hệ thống lại các lý thuyết về hệ thống thông tin kế toán, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về hệ thống thông tin kế toán.

Nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho các tổ chức muốn áp dụng hệ thống thông tin kế toán trong tổ chức của họ và cũng như sự quan tâm của một thực thể người sử dụng.

Hầu hết các nghiên cứu trong nước về hệ thống thông tin kế toán chủ yếu là định tính, nên đề tài chọn phương pháp nghiên cứu định lượng, để kết quả nghiên cứu chính xác và đáng tin cậy

2. Nội dung

2.1 Tổng quan nghiên cứu

  • Các nghiên cứu trước đây
  • Hướng phát triển nghiên cứu của đề tài

2.2 Cơ sở lý thuyết

  •  Hệ thống thông tin
  • Hệ thống thông tin kế toán
  • Lý thuyết về hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán
  • Lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

  • Mô hình nghiên cứu
  • Giả thuyết nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Thiết kế nghiên cứu
  • Phương pháp xử lý số liệu

2.4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận

  • Mô tả mẫu
  • Phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo
  • Phân tích nhân tố khám phá
  • Phân tích hồi quy tuyến tính
  • Kết quả thống kê về hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM
  • Bàn luận về kết quả của hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
  • Bàn luận về kết quả của phân tích nhân tố khám phá
  • Bàn luận về kết quả của phân tích hồi quy tuyến tính
  • Bàn luận về kết quả thống kê về hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. HCM

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ đánh giá hiệu quả AIS trong các DN tại TP HCM hiện nay là đạt mức trên trung bình. Mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xác định hai nhân tố có cường độ ảnh hưởng mạnh nhất đến hiệu quả AIS trong các DN ở TP. HCM, gồm: hiệu quả tư vấn từ chuyên gia bên ngoài và kiến thức kế toán của nhà quản lý. Dựa vào những kết quả này, người viết đã đề xuất một số kiến nghị giải pháp đối với doanh nghiệp, nhà quản lý và nhà tư vấn để nâng cao hiệu quả AIS cho DN. Bên cạnh đó là hoàn thiện hơn nữa về việc tổ chức AIS trong DN để mang lại hiệu quả tối ưu.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chính Minh, 2008.Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa. NXB Lao động – Xã hội

Bộ môn Hệ thống thông tin kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh, 2011. Hệ thống thông tin kế toán. NXB Phương Đông.

Nguyễn Thị Cành, 2012. Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TP. HCM

Bùi Quang Hùng, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, 2009.Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp và vấn đề đặt ra đối với kế toán. Tạp chí Kinh Tế phát triển số 224

Nguyễn Thị Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chính Minh

4.2 Tiếng Anh

Alasadi, R. and Abdelrahim, A., 2007. CriticalAnalysis and Modeling of small business performance. Journal of Asia Entrepreneurship and Sustainability, 84-105

Berry, L.L., Shankar, V., Parish, J.T., Cadwallader, S. & Dotzel, T, 2006. Creating new Markets through service innovation. Sloan Management Review, 56-63

Caldeira, M. M. & Ward, J. M., 2003. Using resource-based theory to interpret the successful adoption and use of information systems and technology in manufacturing small and medium-sized enterprises. European Journal of Information Systems, 127 - 141

Cragg, P.B. and King, M., 1993. Small-firm Computing: Motivators and Inhibitors. MIS Quarterly, 47-59

Davis, 1997.Transforming your Firm: Tools for Successful Technology Consulting. The Practical Accountant, 30(8), S-3

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM