Toán 3 Chương 2 Bài: Gam

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 3 nội dung bài Gam. Bài giảng được biên soạn đầy đủ và chi tiết về phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức về Gam một các dễ dàng. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Toán 3 Chương 2 Bài: Gam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

a) Gam là gì?

Gam là một đơn vị đo khối lượng

Gam viết tắt là g

1000g = 1kg

b) Xác định khối lượng một vật bằng cân đĩa:

Khi sử dụng cân đĩa, chúng ta cần sử dụng đến các quả nặng, khi cân những vật dụng có khối lượng nhỏ như gam, các quả nặng sẽ có khối lượng: 500g; 200g; 100g; 50; 20g; 10g; 5g; 2g; 1g

Ví dụ: Cân 1 củ cải:

Bước 1: Đặt củ cải lên một đĩa cân

Bước 2: Đặt lần lượt các quả nặng lên đĩa cân còn lại cho đến khi kim cân thẳng đứng.

Bước 3: Tính giá trị khối lượng các quả cân: 100g + 100g + 50g = 250g

Vậy củ cải có khối lượng 250g.  

c) Xác định khối lượng một vật bằng cân đồng hồ:

Bước 1: Đặt vật lên dĩa cân đồng hồ.

Bước 2: Quan sát

Khối lượng của vật là số mà kim đồng hồ trên cân chỉ vào.

Ví dụ: Cân một quả cam

Bước 1: Đặt quả cam lên cân đồng hồ.

Bước 2: Kim đồng hồ chỉ vào số 200g

Vậy quả cam có khối lượng 200g

1.2. Các dạng toán

a) Dạng 1: Đọc khối lượng của các vật khi cân bằng cân hai đĩa hoặc cân đồng hồ.

- Cân hai đĩa đặt quả cân và các vật, cân ở vị trí thăng bằng.

- Quan sát cân và khối lượng của các quả cân trên hai đĩa.

- Nếu các quả cân cùng nằm trên một đĩa, đĩa còn lại đựng vật thì khối lượng của vật đó bằng tổng khối lượng của các quả cân.

b) Dạng 2: Tính toán với các đơn vị khối lượng

- Các số trong phép toán có cùng đơn vị đo.

- Thực hiện phép cộng các số.

- Giữ nguyên đơn vị khối lượng ở kết quả.

c) Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho, yêu cầu của bài toán.

- Xác định các phép toán phù hợp để tìm lời giải cho bài toán.

- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

d) Dạng 4: So sánh

- Thực hiện tính giá trị các phép toán của mỗi vế cần so sánh. (Các số cần cùng một đơn vị đo)

- So sánh và điền dấu >; < hoặc = (nếu có)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Khối lượng của quả cam trong hình là:

Hướng dẫn giải

Khối lượng của quả cam là:

100 + 50 = 150 (g)

Đáp số: 150g

Câu 2: Tính 163g + 28g = ?

Hướng dẫn giải

Ta làm phép cộng các số được kết quả rồi ghi kí hiệu g vào

Ta được: 163g + 28g = 191g

Vậy kết quả cần tìm là: 191g

Câu 3: Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp cân nặng 58g. Hỏi trong hộp có bao nhiêu gam sữa?

Hướng dẫn giải

Trong hộp có số gam sữa là:

455 - 58 = 397 g

Đáp số: 397 g

Câu 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

400g + 8g........480g

Hướng dẫn giải

Ta có: 400g + 8g = 408g < 480g

Nên: 400g + 8g < 480g

Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu <.

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
  • Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập.
Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM