Toán 3 Chương 3 Bài: Làm quen với thống kê số liệu

Mời các em học sinh tham khảo bài Làm quen với thống kê số liệu đã được eLib biên soạn dưới đây, cùng với phần tổng hợp kiến thức cơ bản cần nắm, đây sẽ tài liệu hữu ích cho các em học tốt môn Toán lớp 3.

Toán 3 Chương 3 Bài: Làm quen với thống kê số liệu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Làm quen với thống kê số liệu 

a) Dãy số liệu là gì?

Dãy số liệu là các số được thống kê và viết theo hàng.

Ví dụ:

Viết các số viên bi của bốn bạn ta được dãy số liệu: 10 viên; 5 viên; 8 viên; 12 viên.

Viết các các số đo chiều cao của năm bạn ta được dãy số liệu: 135 cm; 120 cm; 144 cm; 122 cm; 150 cm.

b) Bảng số liệu là gì? 

Bảng số liệu là các số liệu được ghi dưới dạng bảng.

Ví dụ: Bảng thống kê số con của ba gia đình:

Bảng này có 2 hàng:

- Hàng trên ghi tên các gia đình

- Hàng dưới ghi số con của mỗi gia đình

1.2. Nội dung bài học làm quen với thống kê số liệu

a) Thứ tự và số hạng trong dãy số liệu

Tìm hiểu thứ tự và số hạng trong dãy số liệu.

Ví dụ: 

Dãy số liệu số bút của các bạn Trang; Huyền; Hiền: 3; 4; 6

  • Dãy số liệu trên có 3 số hạng
  • Số thứ nhất là 3; Số thứ 2 là 4; Số thứ ba là 5

b) Hàng và cột trong bảng số liệu

Tìm hiểu ý nghĩa các hàng, các cột trong bảng số liệu.

Ví dụ:

Bảng số liệu số mét vải mẹ An bán được trong ba tuần:

Trong bảng số liệu trên:

  • Hàng ngang trên chỉ thứ tự các tuần;
  • Hàng ngang dưới chỉ số vải mẹ An bán được của từng tuần. 

Các cột được hiểu là số vải mẹ An bán được tương ứng với mỗi tuần:

  • Tuần 1 mẹ An bán được 50 mét vải.
  • Tuần 2 mẹ An bán được 48 mét vải.
  • Tuần 3 mẹ An bán được 60 mét vải.

1.3. Các dạng toán

a) Dạng 1: Đọc số liệu trong dãy số liệu hoặc bảng thống kê cho trước.

- Quan sát dãy số liệu và bảng thống kê rồi đọc các thông tin.

Ví dụ: Ba bạn Hoàng, Trung, Hiếu có số kẹo lần lượt là: 12 chiếc; 10 chiếc; 15 chiếc.

Số kẹo của bạn Trung là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Theo dãy số liệu ta có số kẹo của Trung là 10 chiếc.

b) Dạng 2: So sánh và tính toán với các số liệu

- Đọc các số liệu trong bảng.

- Tính toán với các số liệu vừa tìm được theo yêu cầu của bài toán.

Ví dụ:

Ba bạn An, Nam, Yến có chiều cao lần lượt là 160 cm; 123 cm; 145 cm.

Chiều cao của bạn cao nhất nhỏ hơn chiều cao của bạn thấp nhất bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Bạn cao nhất là An, chiều cao 160 cm.

Bạn thấp nhất là Nam, chiều cao 123 cm.

Chiều cao của An hơn chiều cao của Nam số xăng-ti-mét là:

160 – 123 = 37 (cm)

Đáp số: 37 cm

c) Dạng 3: Hoàn thành bảng thống kê hoặc dãy số liệu

Dựa vào các số liệu đã cho để hoàn thành bảng thống kê hoặc dãy số liệu.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho dãy số liệu sau: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.

Nhìn vào dãy số trên hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Dãy số trên có tất cả bao nhiêu số ? Số 30 là số thứ mấy trong dãy ?

b) Số thứ tư trong dãy là số nào ? Số này lớn hơn số thứ nhất trong dãy bao nhiêu đơn vị ?

Hướng dẫn giải

a) Dãy trên có tất cả 9 số. Số 30 là số thứ sáu trong dãy.

b) Số thứ ba trong dãy là số 20.

Số này lớn hơn số thứ nhất số đơn vị là:

20 – 5 = 15

Câu 2: Bốn bạn Hoa, Hồng, Trang, Yến có chiều cao lần lượt là: 129cm; 132cm; 125cm; 136cm.

a) Chiều cao của bạn Trang là bao nhiêu?

Chiều cao của bạn cao nhất hơn chiều cao của bạn thấp nhất bao nhiêu xăng-ti-mét?

Hướng dẫn giải

a) Theo dãy số liệu đã cho ta có chiều cao của Trang là 125cm

b) Bạn cao nhất là Yến, chiều cao 136cm

Bạn thấp nhất là Trang, chiều cao là 125cm

Chiều cao của Yến hơn chiều cao của Trang số xăng-ti-mét là:

136 - 125 = 11 cm

Câu 3: Cho số cây trồng được của một xã vào các năm 2016; 2017; 2018 lần lượt là: 123; 121; 134 cây.

Điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau:

Hướng dẫn giải

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
  • Biết thống kế số liệu đã cho.
  • Vận dụng vào giải bài tập SGK và các bài tập tương tự.
Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM