Bố cục văn bản Ngữ văn 8

Giới thiệu đến các em bài học Bố cục trong văn bản, nội dung bài học mang cung cấp cho các em những kiến thức về bố cục văn bản, cách sắp xếp các phần của văn bản hợp lí. Từ đó, làm cơ sở để các em xây dựng bố cục, triển khai bài viết của mình tốt hơn. Cùng tham khảo nhé!

Bố cục văn bản Ngữ văn 8

1. Bố cục văn bản

- Bố cục của văn bản thường gồm 3 phần:

  • Mở bài
  • Thân bài
  • Kết bài

- Nhiệm vụ của từng phần:

  • Phần mở bài: giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Phần thân bài: phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề đã nêu ở phần mở bài, duy trì sự chú ý của người đọc.
  • Phần kết bài: tóm tắt kết luận, tổng kết chủ đề văn bản.
  • Các phần này luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, tập trung làm rõ chủ đề văn bản.

2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài văn bản

- Yêu cầu của phần thân bài: Triển khai cụ thể chi tiết và toàn diện vấn đề đã được đặt ra ở phần mở đầu.
- Nội dung cơ bản của phần thân bài:

  • Lần lượt trình bày các bộ phận, các phần của vấn đề đặt ra trong văn bản. Thông thường các bộ phận, các phần trên tương ứng một luận điểm. Từng luận điểm lại được triển khai thành các luận cứ để làm sáng tỏ hoặc chứng minh theo luận điểm.
  • Các luận điểm cấn được sắp xếp theo một trật tự nhất định, phản ánh mối quan hệ logic nội tại của chúng.
  • Nhìn chung, người ta có thể linh hoạt trong việc bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản miễn sao đảm bảo tính thống nhất chủ đề, sự mạch lạc trong triển khai chủ đề, giúp người đọc tiếp nhận được nội dung muốn biểu đạt.

3. Luyện tập

Câu 1: Phân tích bố cục của văn bản sau:

CUỘC SỐNG ĐẸP

Thế nào là một cuộc sống đẹp nhất của người Việt Nam ta? Theo tôi, một cuộc sống đẹp phải xây dựng trên những cơ sở sau đây:

Một là, tình thương yêu đối với Tổ quốc, đối với đồng bào, đối với nhân dân lao động. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội trong đó mọi người thương yêu lẫn nhau, mọi người sống trong đoàn kết, thân ái, trong hợp tác, tương trợ.

Hai là, đấu tranh chống các thế lực phản động, chống cường quyền, áp bức và quét sạch mọi tư tưởng lề thói của xã hội cũ còn rơi rớt lại, nhất là thói lười biếng, ăn bám.

Ba là, lao động. Mọi người đều phải lao động vì tập thể, vì xã hội, lao động có kỉ luật, có kĩ thuật và có năng suất cao.
Bốn là, mọi người vươn tới đỉnh cao về nhân phẩm và trí tuệ. Phải rèn luyện các đức tính: tận tuỵ, trung thành, hi sinh, xả thân, thật thà, dũng cảm, khiêm tốn. Phải nâng cao trình độ học vấn, ra sức phát huy năng lực sáng tạo, cống hiến nhiều cho xã hội.

Trong các điểm trên, tình thương là cơ sở quan trọng nhất tạo nên cái đẹp của xã hội xã hội chủ nghĩa. Tình thương là hạnh phúc của con người, là tình cảm cao đẹp thuộc bản chất của người lao động.

(Lê Duẩn, Con đường tu dưỡng rèn luyện của thanh niên)

Gợi ý làm bài

  • Chú ý bố cục ba phần của văn bản; khái quát nội dung chính của từng phần.
  • Phân tích nhiệm vụ của từng phần, mối liên hệ giữa các phần.
  • Nhận xét về cách triển khai nội dung ở phần Thân bài.

Câu 2: Bố cục báo cáo kinh nghiệm học tập của một học sinh dưới đây đã hợp lí chưa? Vì sao? Hãy bổ sung những gì mà em cho là cần thiết.

Gợi ý làm bài

Mở bài: Chào mừng các đại biểu, các thầy cô và các bạn tham dự Hội nghị.
Thân bài:

  • Nêu rõ bản thân đã học thế nào trên lớp.
  • Nêu rõ bản thân đã học thế nào ở nhà.
  • Nêu rõ bản thân đã học thế nào trong cuộc sống.
  • Nêu thành tích hoạt động Đội và thành tích văn nghệ của bản thân.

Kết bài: Chúc Hội nghị thành công.

Gợi ý làm bài

Một báo cáo kinh nghiệm học tập của học sinh được bố cục thành ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài là hợp lí. Vấn đề ở chỗ: phải xem xét nội dung của từng phần có hợp lí hay không.

  • Phần Mở bài: Đối với một bản báo cáo kinh nghiệm học tập, phần Mở bài, ngoài lời chào mừng, nhất thiết phải giới thiệu được khái quát nội dung của Thân bài, dàn bài trên thiếu nội dung quan trọng này. Sau lời chào mừng, phải thêm vào lời dẫn cho nội dung sẽ được báo cáo.
  • Phần Thân bài: Vì đây là báo cáo về kinh nghiệm học tập nên không cần thiết phải báo cáo về thành tích trong hoạt động Đội và thành tích văn nghệ. Nếu đưa nội dung này vào, bản báo cáo sẽ không đảm bảo sự thống nhất chủ đề. Nên thay nội dung này bằng việc báo cáo kết quả học tập, như thế liên kết của thân bài sẽ chặt chẽ, tăng thêm sức thuyết phục.
  • Phần Kết bài: Ngoài lời chúc Hội nghị thành công, phần này phải có nội dung khái quát lại những kinh nghiệm học tập đã trình bày, lời hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để học tập tốt hơn trong thời gian tới.

4. Kết luận

  • Nắm đc yêu cầu của văn bản về bó cục, tác dụng của việc xây dựng bố cục.
  • Biết các xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh, ý đồ giao tiếp của ng viết và nhận thức của ng đọc
  • Sắp xép các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
  • Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản.
  • Học sinh có ý thức xây dựng bố cục cho văn bản nói và viết.
Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM