Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8

Bài học Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ văn 8, cung cấp cho các em biết cách liên kết đoạn văn trong văn bản, đồng thời thấy rõ được tác dụng của liên kết trong văn bản. eLib đã hệ thống hóa kiến thức một cách dễ hiểu nhất, mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt! 

Liên kết các đoạn văn trong văn bản Ngữ Văn 8

1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

1.1. Ví dụ

Đọc lại đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa. 

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi học chung quanh cả lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Yêu cầu: Cụm từ trước đó bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

Gợi ý làm bài:

Đầu đoạn 2 có thêm cụm từ “trước đó mấy hôm” → phương tiện liên kết, tác dụng: bổ sung ý nghĩa về thời gian, tạo sự gắn bó giữa hai đoạn văn

1.2. Kết luận

Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

2.1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

- Dùng quan hệ từ, đại từ, chỉ từ... (đó, này, ấy,...).

- Dùng từ ngữ biểu thị ý liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau đó,...

- Dùng từ ngữ thể hiện ý so sánh, độc lập: nhưng, trái lại, ngược lại...

- Dùng từ ngữ thể hiện ý tổng kết, khái quát.

2.2. Dùng câu nối để liên kết câu

Khi chuyển sang một vấn đề khác, cần dùng câu nối để liên kết các đoạn văn với nhau lại. Nhằm làm cho bài văn có sự mạch lạc, liên kết chặt .

2.3. Ví dụ

Tìm từ ngữ liên kết và nêu tác dụng của chúng qua những đoạn văn sau:

a. Thực dân Pháp đã đánh chiếm nước ta.

Thật vậy chúng đánh dân ta, nướng dân ta trên ngọn lửa hung tàn.

b. Sáng sớm tinh mơ, Hương gọi điện hủy chuyến đi chơi xa. Vừa mới ngày hôm qua đã hẹn nhất định sẽ đi chơi, để chụp thật nhiều hình đẹp. 

Thế mà hôm nay lại hủy hẹn không đi.

Gợi ý làm bài:

a. “Thật vậy”: khẳng định ý nghĩa của đoạn văn 1 đã làm rõ trong đoạn văn 2.

 b. “Thế mà”, “vừa mới”: sự đối lập ý giữa 2 đoạn để thể hiện “sự đổi ý”.

3. Luyện tập

Câu 1. Câu nào có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn với nhau?

Là nhà thơ, tôi muốn nói Xuân Diệu có một tâm hồn, một trái tim chân chính. Anh thành thật yêu thương cũng như căm thù. Anh luôn đứng ở hàng đầu của cuộc đấu tranh về tư tưởng.

Là nghệ sĩ, tôi muốn Xuân Diệu đặt rất cao sự lao động nghệ thuật. Tôi đã nói: Xuân Diệu là nhà thơ dồi dào. Tôi nói thêm:  Xuân Diệu là một nhà thơ luôn tìm tòi. Anh không yên ổn và không để cho chúng ta yên ổn.

Gợi ý làm bài:

Bài tập yêu cầu phát hiện và nêu tác dụng của các phương tiện liên kết trong các đoạn trích. Đầu tiên em hãy đọc cả đoạn trích và xem nó gồm bao nhiêu đoạn rồi tìm chủ đề của mỗi đoạn. Các phương tiện liên kết đoạn thường đứng ở đầu đoạn văn sau nên em tập trung chú ý ở vị trí đó để tìm các từ ngữ hoặc câu có tác dụng nêu lên quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn. Từ ngữ đó chính là các phương tiện chuyển đoạn.

Câu 2. Thay thế từ ngữ dùng để liên kết các đoạn văn sau đây  bằng các từ ngữ tương đương:

"Năm 1859, thành phố Gia Định quê hương của Nguyễn Đình Chiểu bị giặc chiếm. Nguyễn Đình Chiểu rời bỏ Gia Định, tản cư về quê vợ Cần Giuộc lại bị giặc chiếm, Nguyễn Đình Chiểu lại cùng bạn bè, vợ con tản cư đi Ba Tri.

Giữa lúc đó, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng cắt dâng bả tỉnh miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp."

Gợi ý làm bài:

Để liên kết đoạn và nêu mối quan hệ giữa chúng với nhau, nhiều khi có thể sử dụng một số phương tiện khác  nhau. Đó là các từ ngữ đồng nghĩa. Như vậy, để thay thế các phương tiện liên kết, em cần xác định phương tiện liên kết có trong văn bản có ý nghĩa gì rồi tìm rồi tìm các phương tiện đồng nghĩa khác đê thay thế. 

⇒ Phương tiện chuyển đoạn chính là tập hợp từ đóng vai trò trạng ngữ: "giữa lúc đó". Em tìm các trạng ngữ đồng nghĩa với trạng ngữ này như: trong năm đó, cũng trong thời gian đó, cũng trong năm đó,... và chọn lấy một để thay thế.

Câu 3. Hãy điền các phương tiện ngôn ngữ vào chỗ trống để các đoạn văn liền ý, liền mạch

"Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường chật hẹp, không thỏa mãn nỗi tình cảm dạt dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác nhau. Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế...

/.../ hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha."

Gợi ý làm bài:

Để có thể tìm và điền các phương tiện chuyển đoạn phù hợp, em cần tìm chủ đề của từng đoạn văn được nối, xác định mối quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn. Dựa vào quan hệ ý nghĩa giữa các đoạn văn, em tìm các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập như: nhưng, xong, tuy nhiên, tuy thế,... Em cần chọn từ ngữ thích hợp rồi điền vào chỗ trống.

4. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ ngữ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.

- Rèn kĩ năng viết hay hơn.

- Tích cực tự giác trong học tập, phát huy tính tư duy sáng tạo.

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM