Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo-tiết 2) Ngữ văn 8

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa những kiến thức về Tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ văn 8 học kì 2. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo-tiết 2) Ngữ văn 8

1. Nội dung bài học

- Nắm được đặc điểm và cách nhận diện các kiểu câu đã học như câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu phủ định.

- Trình bày được trật tự từ trong một văn bản cụ thể theo sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo.

- Thực hiện được những hành động nói trước lớp học một cách đúng mực.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy đọc ngữ liệu đã cho dưới đây và chỉ ra các kiểu câu đã học có trong ngữ liệu đó:

Có một học sinh không có thái độ học tập tốt và cô giáo đã nói chuyện với phụ huynh của học sinh đó:

- Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn.

- Thế thì đáng buồn quá! Nhưng làm sao chị biết cháu đã cóp bài của bạn ạ?

- Thưa chị, bài của cháu và bài của bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau.

Bà mẹ thắc mắc:

- Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu?

- Không đâu! Đề bài có câu hỏi thế này: “Em hãy cho biết đại từ là gì?”

- Cháu trả lời: "Em không biết”. Còn bạn cháu thì trả lời: “Em cũng không biết”.

Gợi ý trả lời:

- Câu trần thuật: "Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn" -> Dùng để thông báo.

- Câu cảm thán: "Thế thì đáng buồn quá!" -> Bộc lộ cảm xúc, có dấu chấm than và từ cảm thán “quá”.

- Câu nghi vấn: "Nhưng làm sao chị biết cháu đã cóp bài của bạn ạ?" -> Dùng để hỏi lí do, có từ nghi vấn “làm sao” và dấu hỏi chấm.

Câu 2: Em hãy nêu mục đích của những câu có hành động nói trong đoạn hội thoại sau:

Giờ kiểm tra vừa kết thúc cũng là lúc tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến, thấy cô của mình đang ngồi ở bàn giáo viên, Lan bước đến và nói: (1)

- Thưa cô, em có chuyện này muốn hỏi cô ạ. (2)

Cô ngoảnh lại, mỉm cười: (3)

- Em có gì muốn hỏi cô sao? (4)

Lan túng đáp: (5)

- Dạ thưa cô, bài toán này khó quá! (6)Cô có thể hướng dẫn cách làm cho em được không ạ? (7)

- Được rồi, chút nữa cô sẽ hướng dẫn em. (8)

Lan reo lên: (9)

- Ôi, Hay quá! (10). Em cảm ơn cô. (11)

- Bây giờ em về chỗ ngồi đi.(12)

Lan hớn hở trả lời: (13)

- Vâng ạ.(14)

Gợi ý trả lời:

- Dùng để điều khiển - cầu khiến: 12.

- Dùng để bộc lộ cảm xúc: 6, 10.

- Dùng để hỏi: 4, 7.

- Dùng để trình bày: 1, 2, 3, 5, 8, 9, 11, 13, 14.

Câu 3: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng câu cảm thán và câu trần thuật.

Gợi ý trả lời:

Bài thơ "Viếng lăng Bác" nhằm giúp người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, tha thiết, yêu quý của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác Hồ. Qua đó, em rất yêu quý và tự hào về Bác! Em hứa sẽ cố gắng học tập, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy để trở thành người công dân tốt. Nỗi mong chờ và ao ước của đồng bào đã được Bác vào thăm không còn nữa. Người đã ra đi mãi mãi để lại bao niềm nuối tiếc trong lòng mỗi người dân Nam Bộ. Viễn Phương là nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác. Tác giả đã thay mặt nhân dân miền Nam bày tỏ tình cảm của mình khi đứng trước người cha già dân tộc. Xúc động đến tận đáy lòng, Viễn Phương viết bài “Viếng lăng Bác”. Đây là bài thơ đầu tiên gợi cho em niềm cảm xúc sâu xa nhất.

- Câu cảm thán là: "Em rất yêu quý và tự hào về Bác!".

- Câu trần thuật là: "Viễn Phương là nhà thơ trẻ miền Nam - được vinh dự ra thăm lăng Bác".

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Nắm được các kiểu câu đã học.

- Biết cách lựa chọn trật tự từ trong câu phù hợp.

- Có ý thức học tập bộ môn.

Ngày:09/01/2021 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM