Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8

 Bài học Từ tượng hình tượng thanh Ngữ văn 8 dưới đây, hỗ trợ cho các em nắm bắt sâu hơn về từ tượng hình, tượng thanh, đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng viết bài thêm phong phú. eLib đã biên soạn một cách có chọn lọc để các em tham khảo. Chúc các em học tốt! 

Từ tượng hình, từ tượng thanh Ngữ văn 8

1. Đặc điểm, công dụng

1.1. Đặc điểm

VD: cho các từ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, sòng sọc.

→ Mô phỏng hình dáng, trạng thái của sự vật, hiện tượng.

 ⇒ Từ tượng thanh.

Các từ: hu hu, ư ử.

→ Mô phỏng âm thanh

⇒ Từ tượng thanh.

1.2. Công dụng

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là trừ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.

2. Luyện tập

Câu 1. 

Trong bài thơ "Kẽm Trống" Hồ Xuân Hương viết: 

"...Hai bên thì núi, giữa thì sông.

Có phải đây là Kẽm Trống không?

Gió giật sườn non khua lắc cắc,

Sóng dồn mặt  nước vỗ long bong..."

Các từ tượng thanh "lắc cắc", "long bong" ở đây có giá trị nghệ thuật như thế nào?

Gợi ý làm bài:

- Gợi tả âm thanh sinh động của tiếng gió và tiếng sóng

- sử dụng từ láy "lắc cắc", "long bong" làm cho hai câu thơ trở nên sinh động hơn có ý nghĩa tạo hình, có giá trị biểu cảm cao, tô đậm thêm hình ảnh "Kẽm Trống" một địa danh hùng vĩ nên thơ. Bên cạnh đó Nhà thơ Hồ xuân Hương sống trong một cảnh nghèo nàng côi cút, và trong thời ly loạn lạc, vì vậy Hồ Xuân Hương đã phản ra một nét đã kích xã hội phong kiến khiến nhà thơ phải thốt lên "Có phải đây là Kẽm Trống không?".

Câu 2. Viết một đoạn văn, đoạn thơ ngắn, trong đó có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh

Gợi ý làm bài:

Sáng sớm tinh mơ, chú gà gáy ò ó o o... như tiếng chuông báo đánh thức mọi người dậy. chú nông dân cùng con trâu ra ruộng làm việc, mọi người đều tất bật trong công việc, với một khởi đầu đầy năng lượng. Còn tôi, vội vã chạy xồng xộc mặc quần áo, ăn sáng chuẩn bị đến trường. Vừa đến lớp đã có tiếng trống tùng tùng tùng.... Thật may tôi vừa đến lớp kịp giờ. Sau giờ tan trường tôi lại tranh thủ trở về nhà phụ mẹ làm việc nhà, tới giờ ăn cơm tôi dọn mâm ăn, cả nhà tôi quây quần bên nhau cùng nhau ăn cơm thật ấm cúm. Mong cho gia đình tôi luôn hạnh phúc như bây giờ, tôi thoang thoảng nghe thanh âm của  những tiếng mưa rơi ngoài kia, khiến gia đình nhỏ của tôi cảm thấy ấm áp hơn nhiều.

Câu 3. Sưu tầm một số bài thơ có sử dụng từ tượng hình, tượng thanh

Gợi ý làm bài:

"...Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm 

Ghé xuống sân

Khanh khách

Chớp 

Rạch ngang trời

Khô khốc..."

(Trần Đăng Khoa, Mưa)

"... Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà..."

(Qua đèo ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 4. Tìm ít nhất năm từ gợi tả dáng đi của con người

Gợi ý làm bài:

đi lò dò, đi hai hàng, đi khom, đi chập chửng, đi nhanh nhẹn,đi lảo đảo, đi chậm chạp...

3. Kết luận:

 Qua bài học các em cần:

- Nắm rõ lý thuyết về từ tượng hình, tượng thanh

- Biết xác định đâu là từ tượng hình, đâu là từ tượng thanh

- Biết cách viết và phân tích đoạn văn, đoạn thơ và giá trị nghệ thuật của nó

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM