Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8

Bài học Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8 tập 1 giúp các em củng cố, hệ thống hóa kiến thức các văn bản truyện kí Việt Nam hiện đại đã học. eLib đã biên soạn nội dung bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Ôn tập truyện kí Việt Nam Ngữ văn 8

1. khái niệm truyện kí

- Truyện kí: chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật.

+ Truyện : truyện ngắn, tiểu thuyết.

+ Kí: hồi kí, phóng sự, tuỳ bút.

- Truyện kí hiện đại: Từ đầu thế kỷ XX- 1945:

+ Đề tài phong phú, chú trọng nhiều đến đời sống của người dân lao động nghèo.)

+ Mang bản sắc riêng , phong cách riêng của từng tác giả.Thể hiện cái “tôi” cá nhân.

+ Đậm chất nhân văn.

+ Là bức tranh hiện thực xã hội.

+ Lối viết chân thực, gần gũi, dễ hiểu.

+ Truyện kí: chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật.

  • Truyện : truyện ngắn, tiểu thuyết.

  • Kí: hồi kí, phóng sự, tuỳ bút.

- Truyện kí hiện đại: Từ đầu thế kỷ XX- 1945.

+ Đề tài phong phú, chú trọng nhiều đến đời sống của người dân lao động nghèo.)

+ Mang bản sắc riêng , phong cách riêng của từng tác giả.Thể hiện cái “tôi” cá nhân.

+ Đậm chất nhân văn.

+ Là bức tranh hiện thực xã hội.

+ Lối viết chân thực, gần gũi, dễ hiểu.

- Sự giống và khác nhau giữa các tác phẩm truyện kí Việt Nam hiện đại:

Giống nhau:

- Đều là văn bản tự sự được xếp vào truyện kí hiện đại, sáng tác khoảng 1930- 1945.

- Cùng có đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị vùi dập cực khổ.

- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.

- Lối viết chân thực gắn với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.

Khác nhau: Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật.

2. Luyện tập

Câu 1. Các văn bản Tôi đi học, Trong lòng mẹ có khả năng tác động tới người đọc những gì ?

Gợi ý làm bài:

Khả năng tác động tới tâm hồn người đọc của Tôi đi học và Trong lòng mẹ rất đặc biệt : Đây là hai văn bản tự sự nhưng đều đậm chất trữ tình, giàu cảm xúc và đều tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người đọc.

- Tôi đi học gợi lên những kỉ niệm trong trẻo, ngọt ngào của tuổi thơ. Người đọc như được sống lại ngày tựu trường đầu tiên với những cảm xúc mới mẻ, hết sức ngỡ ngàng mà náo nức, hồi hộp. Qua văn bản, người đọc như nhìn thiên nhiên và cuộc sống xung quanh bằng con mắt hồn nhiên hơn, mới mẻ hơn ; tình cảm quê hương, tình cảm gia đình (nhất là tình mẫu tử) như được nâng lên hơn.

- Trong văn bản Trong lòng mẹ, tình mẫu tử được thể hiện đặc biệt chân thành, sâu sắc (nhất lầ khi chú bé Hồng diễn tả cảm giác hạnh phúc vô bờ của chú khi được nhào vào nằm “trong lòng mẹ”). Tình mẫu tử ấy đã làm lay động mạnh mẽ tâm hồn người đọc.

Trong lòng mẹ còn khiến người đọc căm ghét, ghê sợ loại người tàn nhẫn như nhân vật “bà cô”, Sống lạnh lùng, cạn kiệt tình thương. 

Câu 2. Các văn bản Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc giúp em hiểu biết gì về hiện thực xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng ?

Gợi ý làm bài:

Trả lời câu hỏi này tức là nêu giá trị nhận thức, giá trị phản ánh hiện thực của Tức nước vỡ bờ và Lão Hạc. Các văn bản này đã giúp người đọc hiểu biết cụ thể mà sâu sắc về thực trạng xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời. Đó là :

- Một xã hội vạn ác, hết sức bất công ; bọn thống trị (ở đây là bọn tay sai, lúc này chúng là đại diện cho bộ máy thống trị) tha hồ tác oai tác quái, còn người nông dân lao động thì sống trong bần cùng, bị đày đoạ đủ điều. Văn bản Tức nước vỡ bờ cho thấy rõ mối mâu thuẫn giai cấp gay gắt, quyết liệt, đồng thời làm toát lên cái xu thê tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, con đường sống của người nông dân bị áp bức chỉ cỏ thể là đứng lên đấu tranh, không có con đường nào khác. Văn bản Lão Hạc không trực tiếp phản ánh xung đột giai cấp nhưng đã cho thấy rất cụ thể, đầy xúc động về tình cảnh bi đát, không còn đường sống của người nông dân dưới ách thực dân phong kiến trước đây.

- Trong Tức nước vỡ bờ, nếu nhân vật cai lệ được khắc hoạ nổi bật là một kẻ tàn ác, đểu cáng không chút tính người, thì nhân vật chị Dậu lại ngời sáng với những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân lao động : thương yêu chồng con vô bờ, đồng thời tiềm tàng một sức sống mãnh liệt.

Trong văn bản Lão Hạc, tính cách lão Hạc được khắc hoạ thật chân thực, đầy ấn tượng với những phẩm chất tiềm ẩn mà cao đẹp bất ngờ. Đó là lòng thương con tới mức hi sinh, là bản chất trung hậu hiếm có thể hiện trong tình cảm đặc biệt dành cho “cậu Vàng”, là thái độ tự trọng rất cao, thà chết không nhận của bố thí và không muốn phiền luỵ người khác. Chị Dậu và lão Hạc, mỗi người có sô phận và cá tính riêng, nhưng đều tiêu biểu cho số phận khốn khổ và phẩm chất cao đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

3. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại , phương thức biểu đạt , nội dung, nghệ thuật.

- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản

- Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.Cảm thụ những nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM