Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8

Bài học Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8 giúp các em củng cố và hệ thống hóa kiến thức về dấu câu, nhận ra và biết cách chữa các lỗi thường gặp về dấu câu. eLib đã biên soạn nội dung bài học này bám sát nội dung chương trình Ngữ văn 8. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Ôn luyện về dấu câu Ngữ văn 8

1. Tổng kết về dấu câu

- Dấu chấm: Kết thúc câu tường thuật → dấu chấm.

- Dấu chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn.

- Dấu chấm tha → Kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến.

- Dấu phẩy: Ngăn cách các từ, cụm từ.

- Dấu chấm phẩy: ngăn cách các bộ phận của câu.

- Dấu chấm lửng: Thay thế phần ý không diễn đạt thành lời.

- Dấu gạch ngang: Tách biệt các thành phần biệt lập, hoặc báo hiệu lời độc thoại hay đối thoại.

- Dấu hai chấm: Báo trước lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại, phần giải thích, thuyết minh trước đó.

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, hoặc đánh dấu từ ngữ, mỉa mai,đặc biệt, dùng ghi tên tác phẩm...

- Dấu ngoặc đơn: Tách biệt các thành phần biệt lập. Đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung.

2. Các lỗi thường gặp về dấu câu

- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.

- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.

3. Luyện tập

Câu 1. Viết một đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn, trong đó sử dụng ít nhất hai dấu câu.

Gợi ý làm bài:

Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Tục ngữ có câu: “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. Câu ca dao khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Đó chính là bài học mà ông cha ta muốn gửi gắm.

Câu 2. Các lỗi thường gặp về dấu câu?

Gợi ý làm bài:

Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:

- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.

- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết.

- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.

4. Kết luận

Qua bài học các em nắm một số nội dung chính sau:

- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.

- Phối hợp các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể lầm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc hiểu và tạo lập văn bản.

- Nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.

Ngày:15/10/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM