Hội thoại Ngữ văn 8

Bài học "Hội thoại" dưới đây nhằm giúp các em nắm được các vai xã hội trong hội thoại. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Hội thoại Ngữ văn 8

1. Vai xã hội trong hội thoại

- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong hội thoại. Vai hội thoại được xác định bằng các quan hệ xã hội:

+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (Theo tuổi tác, thức bậc trong gia đình và xã hội).

+ Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).

- Vai quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.

- Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

2. Luyện tập

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

- Bẩm! Quan lớn, đê vỡ mất rồi!

- Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắt gì nữa à?

- Dạ, bẩm.

- Đuổi cổ nó ra!

Ngày quay mặt vào, lại hỏi thầy đề:

- Thầy bốc quân gì thế?

- Dạ, bẩm, con chưa bốc.

-Thì bốc đi chứ.

(Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)

a. Xác định vai vế của quan lớn và người nhà quê? Nhận xét cách xưng hô đó.

b. Xác định vai vế của quan lớn và binh lính? Nhận xét cách xưng hô đó.

c. Xác định vai vế của quan lớn và các thầy đề? Nhận xét cách xưng hô đó.

Gợi ý trả lời:

a. Cách xưng hô của quan lớn và người nhà quê: chúng mày - quan lớn.

-> Quan lớn cậy quyền cậy thế áp bức nhân dân. Quan hệ trên - dưới.

b. Cách xưng hô của quan lớn và binh lính: bay - quan lớn.

-> Thể hiện thái độ đe dọa, cậy quyền. Quan hệ trên - dưới.

c. Cách xưng hô của quan lớn và các thầy đề: Thầy - con.

-> Thể hiện thái độ phục tùng quan lớn. Quan hệ trên - dưới.

Câu 2: Tìm hiểu đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Một hôm tôi sang chơi, thấy trong nhà luộm thuộm, bề bộn, tôi bảo:

- Dế Mèn luôn tỏ ra khinh khỉnh và xem thường Dế Choắt, luôn mắng nhiếc Dế Choắt thậm tệ. Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! Này thử xem: khi chú chui vào tổ lưng chú phải lồm cồm đụng sát lên tận mặt đất, làm cho ai trên về cỏ nhìn sang cũng biết chú đương đi đứng chỗ nào trong tổ. Phỏng thử có thằng chim Cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn, nhưng không không được, đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã lo ròng rã hàng mấy tháng nay cũng không biết làm thế nào. Hay bây giờ em định thế này... Song anh có cho phép nói em mới dám nói…

(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)

a. Xác định vai xã hội giữa Dế Mèn và Dế Choắt qua đoạn hội thoại trên.

b. Em có nhận xét gì về cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt khi cả hai trạc bằng tuổi nhau.

c. Hằng ngày, khi giao tiếp với bạn bè em xưng hô như thế nào?

Gợi ý trả lời:

a.

- Dế Mèn xưng hô một cách thiếu lịch sự với Dế Choắt: chú - mày.

-> Thể hiện thái độ khinh khỉnh, coi thường Dế Choắt, tự coi mình là kẻ đàn anh, có vai xã hội cao hơn, coi thường Dế Choắt.

- Còn Dế Choắt xưng là em - anh.

-> Tự coi mình là kẻ yếu, vai vế thấp hơn.

b. Dế Mèn và Dế Choắt khi cả hai trạc bằng tuổi nhau nhưng cách nói năng của Dế Mèn và Dế Choắt không phù hợp. Dế Mèn quá kiêu căng, tự phụ còn Dế Choắt quá nhún mình, sợ sệt.

c. Hằng ngày có thể xưng hô với bạn bè: cậu - tớ, bạn - mình…

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được vai xã hội trong hội thoại.

- Rèn luyện kĩ năng xác định được các vai xã hội trong cuộc thoại.

- Biết cách xác định thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp.

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM