Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) Ngữ văn 8

Bài học "Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập)" dưới đây nhằm giúp các em biết cách sử dụng từ ngữ trong câu một cách phù hợp và mạch lạc. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) Ngữ văn 8

1. Nội dung bài học

- Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

- Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.

- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như sắp xếp theo thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói).

- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

- Liên kết câu này với câu khác trong văn bản.

- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu tác dụng trật tự từ của những câu văn sau:

(1) Một đứa bé ngây thơ thì cảm xúc rất tự nhiên buồn thì khóc, vui thì sẽ cười.

-> Diễn tả tâm trạng theo thứ tự tăng dần.

(2) Nhà em gồm 6 người: ông, bà, bố, mẹ, anh và em.

-> Thể hiện thứ tự nhất định.

(3) Hôm qua, em lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo và học bài.

-> Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

(4) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

-> Liên kết câu này với câu khác trong văn bản.

(5) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù, hắn coi là thường.

-> Liên kết câu này với câu khác trong văn bản.

(6) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

-> Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

Gợi ý trả lời:

Tác dụng trật tự từ của những câu đã cho là:

(1) Một đứa bé ngây thơ thì cảm xúc rất tự nhiên buồn thì khóc, vui thì sẽ cười.

(2) Nhà em gồm 6 người: ông, bà, bố, mẹ, anh và em.

(3) Hôm qua, em lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo và học bài.

(4) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

(5) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù, hắn coi là thường.

(6) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, trong đó có cách lựa chọn trật tự từ trong câu phù hợp.

Gợi ý trả lời:

Văn bản "Đi bộ ngao du" của nhà văn Pháp giúp cho người đọc nhận ra được những lợi ích to lớn khi đi bộ. Quá trình đi bộ sẽ tốt cho học tập và cho cả sức khỏe, tinh thần thoải mái hơn. "Đi bộ ngao du" chỉ có giới hạn ở mục đích có chừng mực của nó mà thôi. Không thể tung hô nó trong tất cả các loại hành trình. "Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ". Kết như thế là khéo, là rất thiết thực, vừa tầm. Kết quả của cuộc đi bộ ngao du được xác định không kém và không hơn như thế. Thông qua một bài văn được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện ra một con người có văn hoá. Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên. 

Cách lựa chọn trật tự từ trong đoạn văn trên đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói, có sự liên kết câu này với câu khác trong văn bản qua những câu như:

- "Quá trình đi bộ sẽ tốt cho học tập và cho cả sức khỏe, tinh thần thoải mái hơn".

- "Kết như thế là khéo, là rất thiết thực, vừa tầm".

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được cách sắp xếp trật tự từ trong câu, tác dụng diễn đạt của những trật tự từ khác nhau.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích hiệu quả của việc lựa chọn trật tự từ trong một số văn bản đã học.

- Phát hiện và sửa được một số lỗi trong sắp xếp trật tự từ.

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM