Luận văn: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc và định hướng đến năm 2015

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra một số nhận định về xu hướng phát triển mối quan hệ này trong thời gian tới, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển quan hệ Việt - Trung. Mục đích cuối cùng là trang bị cho mình nền tảng kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc sau này.

Luận văn: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc và định hướng đến năm 2015

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông". Về mặt lịch sử, dân tộc và văn hóa, giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng có những nét tương đồng. 

Quan hệ buôn bán qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình thành từ lâu, nhưng thật sự phát triển mới 50 năm, đặc biệt là 10 năm sau khi hai nước được bình thường hoá. 

Xuất phát từ thực tế đó, trên cơ sở hệ thống lý luận đã được học tập nghiên cứu tại trường đại học Ngoại Thương, cùng sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Thạc sỹ Đào Thị Thu Giang, tôi chọn đề tài: “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc và định hướng đến năm 2015” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong chương trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam và Trung Quốc

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm hệ thống hóa những kiến thức chung nhất về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra một số nhận định về xu hướng phát triển mối quan hệ này trong thời gian tới, từ đó đưa ra các giải pháp để phát triển quan hệ Việt – Trung. Mục đích cuối cùng là trang bị cho mình nền tảng kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc sau này.

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Dựa trên những tài liệu sưu tầm được, tôi xin tập trung nghiên cứu mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc, đặc biệt là mối quan hệ thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây (chủ yếu từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay). Qua đó, xin đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước trong tương lai bao gồm các nhân tố toàn cầu, nhân tố khu vực và bản thân hai nước. 

2. Nội dung

2.1 Khái quát về quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc 

  • Vài nét về lịch sử quan hệ Việt Nam Trung Quốc
  • Cơ sở cho sự phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc

2.2 Thực trạng quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc 

  • Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu
  • Thực trạng một số quan hệ kinh tế khác
  • Đánh giá chung về các hoạt động kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian qua

2.3 Nhân tố tác động, quan điểm và giải pháp phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2015

  • Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ nay đến năm 2015
  • Quan điểm và định hướng phát triển kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc
  • Một số biện pháp phát triển quan hệ hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2015

3. Kết luận

Mối quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã có bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua (2001-2007) với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng khoảng 36%/năm, từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng khoảng 82%/năm. 

Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển theo chiều hướng bất lợi với Việt Nam. 

Quan hệ đầu tư du lịch Việt Nam – Trung Quốc cũng rất phát triển. Đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian qua. 

Trung Quốc có tiềm lực kinh tế hùng mạnh, có khả năng cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam.

Mối quan hệ kinh tế thương mại hai nước chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: từ các nhân tố toàn cầu, khu vực đến các nhân tố nội tại của Việt Nam và Trung Quốc.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc hứa hẹn sẽ có nhiều bước phát triển mới trong tương lai (đến năm 2015). 

Hợp tác kinh tế thương mại với Trung Quốc cần tính đến lợi ích hợp tác với các đối tác khác. 

4. Tài liệu tham khảo

Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương(2001), “Đánh giá sơ bộ tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam”, Dự án “Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu” VIE/98/021.

TS. Phạm Thái Quốc (2005), “Thực trạng quan hệ mậu dịch Việt – Trung”.

TS. Phạm Thái Quốc (2007), “Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”.

TS. Trần Du Lịch (2006), “Cạnh tranh Việt Nam - Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam: Đối sách “sống chung với lũ”. 

GS Trần Văn Thọ (2005), “FTA giữa Trung Quốc và ASEAN: Đặc biệt phân tích từ vị trí của Việt Nam”

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế đối ngoại trên ---

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM