Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa hệ vận động, vệ sinh hệ vận động
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài: Tiến hóa hệ vận động, vệ sinh hệ vận động giúp học sinh củng cố về sự tiến hoá của bộ xương và hệ cơ của người so với bộ xương và hệ cơ của thú để thấy được sự tiến hoá bậc cao của loài người, từ đó các em tự đưa ra các biện pháp giữ gìn vệ sinh hệ vận động cho chính mình.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 39 SGK Sinh học 8
Phân tích những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Phương pháp giải
Xem lại sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú.
Hướng dẫn giải
Bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân do:
- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.
- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.
- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.
2. Giải bài 2 trang 39 SGK Sinh học 8
Trình bày những đặc điểm tiến hóa ở hệ cơ thể người.
Phương pháp giải
Xem lại sự tiến hóa của hệ cơ người so với hệ cơ thú.
Hướng dẫn giải
Những đặc điểm tiến hoá ở hệ cơ người:
- Cơ chi trên và chi dưới ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp, duỗi.
- Người có tiếng nói phong phú nên cơ thể vận động lưỡi phát triển.
- Cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm.
3. Giải bài 3 trang 39 SGK Sinh học 8
Chúng ta cần làm gì để hệ vận động phát triển cân đối khỏe mạnh?
Phương pháp giải
Liên hệ nội dung kiến thức, để hệ vận động phát triển cân đối khỏe mạnh.
Hướng dẫn giải
- Để hệ vận động phát triển cân đối khỏe mạnh cần chú ý sau:
+ Để có xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối thì cần:
- Có chế độ dinh dưỡng thích hợp
- Thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời
- Rèn luyện TDTT, lao động vừa sức
+ Để tránh cong vẹo cột sống:
- Mang vác đều hai vai
- Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 7: Bộ xương
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 8 Bài 10: Hoạt động của cơ