Lao xao Ngữ văn 6
Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của các loài chim ở làng quê trong văn bản "Lao xao". Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả:
- Duy Khán là nhà văn khá nổi tiếng ở những năm 1986, ông sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934.
- Quê của Duy Khán ở tỉnh Bắc Ninh.
- Những ngày còn trẻ ông hăng hái được đi học và ông đã học trong vùng Pháp kiểm soát, nhưng do ảnh hưởng của hai người anh trai là Nguyễn Đình Thư và Nguyễn Đình Thả năm 15 tuổi, ông bỏ dở việc học trốn ra vùng Việt Minh kiểm soát để nhập ngũ.
- Do có nền tảng học vấn tốt so với thời bấy giờ, thay vì tham gia chiến đấu, ông được đơn vị phân công dạy học, rồi làm phóng viên chiến trường cho chương trình Phát thanh Quân đội.
- Sau khi nghỉ hưu với cấp bậc Đại tá, ông về Hải Phòng sống cùng gia đình ở phố Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân.
- Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1993 tại thành phố Hải Phòng.
b. Tác phẩm:
- "Lao xao" trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội nhà văn 1987.
- Bố cục văn bản chia thành hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến "chú bồ các" -> Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
+ Phần 2: Còn lại -> Thế giới các loài chim.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê
- Tác giả đã mở đầu văn bản bằng cách miêu tả một cách sinh động của những vạn vật xung quanh, cụ thể đó là ong bướm, âm thanh hoạt động của bầy chim.
- Tác giả miêu tả đặc điểm hoạt động của ong bướm. Cách miêu tả tạo được bức tranh sinh động về sự sống của ong và bướm trong thiên nhiên.
- Âm thanh lao xao - từ láy tượng hình. Đây là âm hưởng, nhịp điệu của đất trời, cỏ cây và cả cái lao xao của tâm hồn tác giả.
-> Tác giả đã miêu tả một cách cụ thể và tỉ mỉ về hình dáng và hoạt động của những loài chim bằng cách sử dụng rất nhiều các câu văn ngắn, chỉ có một từ. Qua đó thể hiện dụng ý nói các loài chim sẽ được miêu tả qua cái nhìn và cảm nhận của trẻ thơ, vui vẻ, hồn nhiên, rất ngây thơ.
2.2. Thế giới các loài chim
- Tác giả Duy Khán mở đầu văn bản bằng cách kể về câu chuyện của những loài chim hiền, những loài chim này dưới cái nhìn của tác giả là nhân hậu, hiền. Tác giả chỉ ra loài chim hiền đó chính là chim bồ các với tiếng kêu đặc trưng "các...các...các...". Để rồi, chị Điệp cũng nhanh nhảu đọc bài đồng dao về các loại chim. Từ bài đồng dao thú vị ấy, tác giả có dịp giới thiệu rõ hơn về các loài. Bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú - chúng đều có quan hệ họ hàng với nhau cả. Chúng đều rất hiền và không làm hại bao giờ. Và hơn thế nữa, chúng đều có ích cho con người, mang đến niềm vui trong cuộc sống của con người - sáo sậu, sáo đen "hót mừng được mùa", tu hú kêu để báo hiệu "mùa tu hú chín".
=> Tác giả cho rằng những loài chim không làm hại đến người khác, đến vạn vật xung quanh và mang đến niềm vui, sôi động cho đất trời, cho thiên nhiên chính là chim hiền.
- Khác với khi nói về những chú chim mang đến niềm vui cho mọi người thì tác giả nói về chim ác bằng cách là diễn tả cụ thể về quá trình loài chim ác này bắt mồi và sự đấu tranh sinh tồn của chúng, để rồi chúng ta nhận ra, mỗi loài lại có những đặc điểm riêng. Diều hâu bay cao và nhanh, chúng có khả năng đánh hơi rất tinh. Quạ đen, quạ khoang thì "lia lia, láu láu" để bắt gà con hoặc ăn trộm trứng. Chim cắt thì đúng như tên gọi của nó, lợi hại với "cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn", khi đánh nhau chúng xỉa bằng đôi cánh lợi hại này. Với tác giả, những loài chim này là chim ác bởi chúng hay ăn cắp, ăn trộm và giết hại đến các loài khác.
=> Tác giả đã thể hiện thái độ không thân thiện với loài chim ác, chim xấu qua cách miêu tả hành động của những loài chim này.
- Cuối văn bản, tác giả đã kể về một loài chim anh hùng đó chinh là chim chèo bẻo, vì loài chim này dám đứng lên đấu tranh chống lại các loài chim ác liệt, tác giả miêu tả chim chèo bẻo có hình dáng như những mũi tên đen hình đuôi cá. Hoạt động: Lao vào đánh diều hâu túi bụi khiến diều hâu phải nhả con mồi, hú vía; Vây tứ phía đánh quạ. Có con quạ chết đến rũ xương; Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống ngắc ngoải.
=> Qua cách miêu tả hình dáng của chim chèo bẻo thì tác giả muốn ca ngợi loài chim này đã mạnh mẽ đứng lên chống lại cái ác, cái xấu.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Hiểu biết thêm về một số loài chim ở làng quê nước ta. Qua đó thấy được sự quan tâm của con người với loài vật.
- Về nghệ thuật:
+ Quan sát tinh tường đối tượng miêu tả.
+ Vốn sống rất cần khi miêu tả.
+ Miêu tả, kể chuyện cần được lồng trong cảm xúc.
4. Luyện tập
Câu 1: Theo em, tại sao tác giả lại dành tình cảm cho loài chim chèo bẻo?
Gợi ý trả lời:
- Tác giả Duy Khán đã dành tình cảm đặc biệt cho chim chèo bẻo bởi vì đây là loài chim mang đến niềm vui cho mọi người, là một loài chim anh hùng trong các loài chim ở làng quê. Chim chèo bẻo bởi lẽ dẫu là loài chim ác song chèo bẻo đã thay đổi, chúng thường đi trừng trị loài chim ác. Dưới cái nhìn của tác giả, chèo bẻo thật dũng cảm và đoàn kết - chèo bẻo "đánh diều hâu túi bụi", "vây tứ phía đánh quạ" và đoàn kết cùng nhau để đánh lại cắt.
-> Bằng những quan sát tỉ mỉ và cụ thể Duy Khán đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về loài chim chèo bẻo - tượng trưng cho sự dũng cảm, dám đứng lên chống lại cái ác.
Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bản thân về văn bản "Lao xao" của Duy Khán.
Gợi ý trả lời:
Qua văn bản "Lao xao" tác giả Duy Khán đã mang đến cho người đọc một bức tranh phong phú về các loài chim ở làng quê quen thuộc hằng ngày. Dường như quê hương thanh bình cùng những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ luôn là mảnh đất màu mỡ đối với mỗi nhà văn nhà thơ, để rồi đã có thật nhiều tác phẩm độc đáo và đặc sắc. Một trong số những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả đó chính là tập hồi kí tự truyện "Tuổi thơ im lặng" của tác giả Duy Khán. Tập hồi kí đã vẽ nên khung cảnh về cuộc sống làng quê yên bình, tuy nghèo khó, cơ cực nhưng giàu sức sống, mang trong mình bản sắc độc đáo. Và có thể nói văn bản "Lao xao" trích từ tập hồi kí đã giúp chúng ta cảm nhận được rõ nét bức tranh thiên nhiên làng quê gần gũi, muôn vàn sắc màu.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Cảm nhận được những bức tranh cụ thể, sinh động nhiều màu sắc và thế giới các loài chim ở đồng quê.
- Thấy rõ vẻ đẹp từ sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim.
Tham khảo thêm
- doc Bài học đường đời đầu tiên Ngữ văn 6
- doc Phó từ Ngữ văn 6
- doc Tìm hiểu chung về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Sông nước Cà Mau Ngữ văn 6
- doc So sánh Ngữ văn 6
- doc Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Bức tranh của em gái tôi Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Vượt thác Ngữ văn 6
- doc So sánh (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả cảnh Ngữ văn 6
- doc Buổi học cuối cùng Ngữ văn 6
- doc Nhân hóa Ngữ văn 6
- doc Phương pháp tả người Ngữ văn 6
- doc Đêm nay Bác không ngủ Ngữ văn 6
- doc Ẩn dụ Ngữ văn 6
- doc Luyện nói về văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Lượm Ngữ văn 6
- doc Mưa - Trần Đăng Khoa Ngữ văn 6
- doc Hoán dụ Ngữ văn 6
- doc Tập làm thơ bốn chữ Ngữ văn 6
- doc Cô Tô Ngữ văn 6
- doc Các thành phần chính của câu Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người Ngữ văn 6
- doc Cây tre Việt Nam Ngữ văn 6
- doc Hoạt động Ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Ngữ văn 6
- doc Lòng yêu nước Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn có từ là Ngữ văn 6
- doc Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6
- doc Ôn tập văn miêu tả Ngữ văn 6
- doc Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn Ngữ văn 6
- doc Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ Ngữ văn 6
- doc Viết đơn Ngữ văn 6
- doc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Ngữ văn 6
- doc Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo) Ngữ văn 6
- doc Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi Ngữ văn 6
- doc Động Phong Nha Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần văn Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 6
- doc Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) Ngữ văn 6
- doc Câu trần thuật đơn không có từ là Ngữ văn 6
- doc Chương trình địa phương Ngữ văn 6
- doc Ôn tập tổng hợp Ngữ văn 6
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt Ngữ văn 6