Treo biển Ngữ văn 6

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em bước đầu nắm được định nghĩa truyện cười. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em phân tích được nghệ thuật gây cười trong truyện “Treo biển". Mời các em cùng tham khảo nhé!

Treo biển Ngữ văn 6

1. Tìm hiểu chung

- Khái quát về thể loại truyện cười:

+ Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

+ Có ý nghĩa mua vui, hoặc phê phán.

+ Hiện tượng cười là những điều trái với lẽ thường, trái với lẽ tự nhiên.

- Có thể chia truyện cười "Treo biển" thành ba phần như sau:

+ Phần 1: câu mở đầu -> mục đích treo biển.

+ Phần 2: tiếp theo đến "đề biển làm gì nữa" -> những góp ý về cái biển.

+ Phần 3: câu cuối cùng -> sự tiếp thu của nhà hàng.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Mục đích treo biển

- Nội dung biển rất đầy đủ: "Ở đây có bán ca tươi". Biển có bốn yếu tố thông báo bốn nội dung:

+ Ở đây: nhằm thông báo địa điểm bán hàng.

+ Có bán: nhằm thông báo hoạt động của cửa hàng.

+ Cá: nhằm thông báo về mặt hàng được bán.

+ Tươi: nhằm thông báo chất lượng sản phẩm.

=> Biển ghi hợp lí, có thông tin rất đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào.

2.2. Những góp ý về cái biển

- Người thứ nhất góp ý về chữ “tươi” vì cho rằng nhà nay xưa nay quen bán cá ươn nên hôm nay mới treo biển bán cá tươi => bỏ chữ “tươi”.

- Người thứ hai góp ý về chữ “ở đây” vì cho rằng chả nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà đề “ở đây” => bỏ chữ “ở đây”.

- Người thứ ba góp ý về chữ “có bán” vì cho rằng chẳng bán thì bày ra khoe hay sao => bỏ chữ “có bán”.

- Người thứ tư góp ý về chữ “cá” vì cho rằng chưa đi đến đầu ngõ đã nghe mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy cá ai chẳng biết bán cá => cất biển.

=> Như vậy, từ một tấm biến đầy đủ thông tin, dần dần do nghe sự góp ý của người đi qua, tấm biển thành một thông báo không hợp lí và sau đó dẫn đến việc “cất biển”.

2.3. Sự tiếp thu của nhà hàng

- Nghe theo răm rắp -> bỏ đi từng từ, từng nội dung, gỡ tấm biển xuống -> buồn cười vì sự tiếp thu không suy nghĩ, không xem xét của chủ nhà hàng.

=> Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác và phải có chủ kiến khi làm việc.

3. Tổng kết

- Về nội dung: Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai góp ý với cái tên biển cũng làm theo, truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.

- Về nghệ thuật:

+ Nghệ thuật tạo nên tiếng cười hài hước.

+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

4. Luyện tập

Câu 1: Từ câu chuyện "Treo biển" em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Gợi ý trả lời:

- Phê phán những người hành động thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.

- Tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác.

Câu 2: Em hãy sưu tầm những truyện cười khác đã được học hoặc đã được đọc.

Gợi ý trả lời:

- Truyện cười thứ nhất:

"Bạn tù hỏi nhau:

Tại sao anh phải vào đây?

Tôi bỏ vợ…

Thế thôi sao? Chuyện nhỏ mà!

… từ trên lầu ba xuống".

- Truyện cười thứ hai:

"Một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra ngoài phố. Mọi người tò mò chen lấn vòng trong vòng ngoài để xem. Một anh lính đến chậm không tài nào vào xem được. Tức quá, anh ta liền hét toáng lên:

Tôi là bố kẻ bị nạn đây!

Mọi người kinh ngạc quay lại nhìn và vội vã giãn ra cho anh ta vào. “Kẻ bị nạn” là một… chú chó vừa bị xe cán chết".

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Khái niệm truyện cười.

- Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện “Treo biển".

 - Đọc - hiểu văn bản truyện cười và phân tích ngụ ý của truyện.

- Tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM