Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu lí do vì sao từ xưa đến nay mèo rất sợ chuột. Đồng thời, tài liệu dưới đây sẽ giúp các em biết cách liên hệ với hoàn cảnh thực tế khi tiến hành làm một việc gì đó. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Đeo nhạc cho mèo Ngữ văn 6

1. Tìm hiểu chung

- Khái quát về thể loại truyện ngụ ngôn:

+ Là truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi.

+ Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo truyện con người.

+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

- Truyện ngụ ngôn "Đeo nhạc cho mèo" có thể chia thành ba phần như sau:

+ Phần 1 (từ đầu đến “ở trên ông Đồ”): Cảnh họp làng chuột.

+ Phần 2 (tiếp đó đến “nói lôi thôi gì nữa”): Diễn biến cuộc họp.

+ Phần 3 (còn lại): Thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Cảnh họp làng chuột

- Nội dung của truyện xoay quanh vấn đề họ hàng nhà chuột bày mưu tính kế để tránh sự nguy hiểm đang gặp phải từ loài mèo mang đến.

- Tất cả loài chuột đều tham gia từ chuột chũi, chuột nhắt cho đến chuột cống,...

- Làm sao cho mèo không phát hiện khi chuột đến gần.

2.2. Diễn biến cuộc họp

- Trong cuộc họp của họ hàng nhà chuột, từ chuột cống cho đến chuột chũi, chuột nhắt, tất cả đều tranh luận đưa ra ý kiến của mình và cuối cùng chuột cống đưa ra ý kiến của mình là đeo nhạc cho mèo và tất cả đều đồng ý, hò reo tán thưởng cho ý kiến độc đáo của anh chuột cống.

- Chuột cống đưa ra ý kiến nên mua một cái nhạc buộc vào cổ của mèo, để khi nào mèo đến, nghe tiếng nhạc, biết đường chạy trước.

- Cả làng chuột đều lấy làm phục ý kiến của ông cống và đồng thanh ưng thuận.

- Khi đã kiếm được nhạc, họp hội đồng chuột để phân công ai sẽ đeo nhạc cho mèo.

+ Cả hội đồng im phăng phắc, không một cái tai nào nhích, một cái răng nào nhe cả.

+ Đùn đẩy trách nhiệm từ người này sang người khác, ai cũng sợ và phó thác trách nhiệm.

- Chuột chù là một loài chuột thấp cổ bé họng, bị họ nhà chuột đùng đẩy trách nhiệm cho việc đeo nhạc cho mèo. Đến mức đường cùng, không còn cách nào khác thì chuột chù cũng đồng ý làm nhiệm vụ khi cả họ tin tưởng giao cho.

2.3. Thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành

- Chuột chù đã tiến hành nhiệm vụ được họ nhà chuột giao phó nên đã vác nhạc đi tìm mèo để đeo nhạc cho mèo.

- Nhưng cuối cùng, với bản tính muôn đời sợ mèo của loài chuột, Chuột chù khi nhìn thấy mèo đã sợ sệt và bỏ chạy, quên luôn nhiệm vụ của mình. 

- Cả làng chuột bạt vía kinh hồn, mạnh ai nấy chạy, lo bảo toàn tính mạng của mình.

-> Chi tiết trên làm cho người đọc không nhịn được cười.

3. Tổng kết

- Về nội dung: 

+ Truyện “Đeo nhạc cho mèo” miêu tả sinh động, sâu sắc làng chuột và từng loại chuột và từng loại chuột (thông qua cuộc họp của hội đồng chuột và tên gọi, bộ dạng, hành động, ngôn ngữ, tính cách nhân vật). Truyện khuyên nhủ người ta luôn phải cân nhắc đến điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm một công việc nào đó.

+ Truyện còn phê phán những ý tưởng viển vông, những kẻ ham sống sợ chết, chỉ bàn mà không dám hành động, trút công việc khó khăn, nguy hiểm cho những người dưới quyền.

- Về nghệ thuật:

+ Ngôn ngữ sinh hoạt dễ hiểu, gần gũi.

+ Hình ảnh con vật quen thuộc, gần gũi trong đời sống hằng ngày.

+ Cách miêu tả sinh động, cụ thể, hấp dẫn.

+ Mượn chuyện loài vật để khuyên nhủ, răn dạy con người.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy tóm tắt truyện ngụ ngôn "Đeo nhạc cho mèo".

Gợi ý trả lời:

- Tóm tắt truyện ngụ ngôn "Đeo nhạc cho mèo": Mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột lo lắng tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp bàn đeo nhạc vào cổ mèo để khi mèo đến, nghe tiếng nhạc biết đường chạy. Cả làng thấy cách hay nhưng ai cũng chối làm, có anh chuột Chù không biết chối đành nhận lời. Khi chuột chù đem nhạc đến gần mèo thì bị mèo dọa nhe nanh, giơ vuốt chạy về. Bởi thế đến tận giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.

Câu 2: Suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn "Đeo nhạc cho mèo".

Gợi ý trả lời:

Qua câu chuyện "Đeo nhạc cho mèo" chúng ta có thể rút ra những nội dung mà tác giả dân gian muốn gửi gắm, cụ thể là truyện đã làm nổi bật lên ý nghĩa phê phán chế độ phong kiến xưa cũ mục nát mà trong đó loài chuột tượng trưng cho những kẻ quan làng quan xã quanh năm suốt tháng không chịu lao động chỉ tụ họp hưởng lạc xa hoa, không nghĩ tới lợi ích của nhân dân, sống trên mồ hôi xương máu của dân nghèo.

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hiểu được thế nào là truyện ngụ ngôn.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của các truyện.

- Biết liên hệ các truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM