Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về truyện dân gian. Từ đó, các em có thể hiểu hơn về thể loại truyện dân gian, biết vận dụng những kiến thức văn học dân gian vào bài văn nghị luận. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6

1. Khái quát về truyện dân gian

- Đặc điểm thể loại truyền thuyết:

+ Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnvà nhân vật lịch sử được kể.

- Đặc điểm thể loại truyện cổ tích:

+ Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ.

+ Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

+ Người kể, người nghe tin câu chuyện như là có thật.

+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiệnvà nhân vật lịch sử được kể.

- Đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn:

+ Là truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.

+ Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý.

- Đặc điểm thể loại truyện cười:

+ Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống.

+ Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống (hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên).

+ Có yếu tố gây cười.

+ Nhằm gây cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội từ đó hướng người ta tới cái đẹp.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy lập dàn ý cho một truyện dân gian bất kì.

Gợi ý trả lời:

Dàn ý truyện dân gian "Sự tích trầu cau".

- Mở bài: Giới thiệu thời gian, thời đại xảy ra câu chuyện. Giới thiệu hai anh em họ Cao và đặc điểm sinh đôi, giống nhau như đúc, không phân biệt được của họ.

- Thân bài:

+ 17, 18 tuổi đến học nhà thầy họ Lưu. Thầy có cô gái trạc tuổi hai người.

+ Người anh và con gái thầy thành vợ chồng. Tình cảm anh em bị chia sẻ.

+ Sự kiện nhận nhầm. Thái độ của người anh. Người em bỏ đi hóa thành tảng đá.

+ Người anh nghĩ lại, thương em, đi tìm, đến chỗ tảng đá chết thành cây (cau). Vợ tìm chồng cũng đến chỗ ấy, chết hóa thành dây leo vào thân cây (trầu).

- Kết bài:

+ Vua Hùng nghe chuyện, vua thử, dẫn đến tục ăn trầu.

+ Ý nghĩa: Tình cảm gia đình không thể chia lìa.

Câu 2: Em hãy kể tóm tắt lại truyện dân gian mà em yêu thích.

Gợi ý trả lời:

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hệ thống được những tác phẩm văn học dân gian đã học.

- Vận dụng được những kiến thức về văn học dân gian.

- Kể lại được truyện dân gian.

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM