Soạn bài Tràng giang Ngữ văn 11 tóm tắt

Xin giới thiệu đến các em bài soạn Tràng giang Ngữ văn 11. Nội dung bài này đã được eLib biên soạn một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Tràng giang Ngữ văn 11 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Lời đề từ:

+ Bâng khuâng: cảm giác buồn, cô đơn

+ Nhớ: nỗi nhớ da diết, khắc khoải

+ Trời rộng, sông dài: không gian rộng lớn

⇒ Tâm trạng cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn

- Lời đề từ là sự khái quát, định hướng nội dung chủ đạo của bức tranh thiên nhiên và cảm xúc chủ đạo của nhà thơ : buồn, cô đơn

2. Soạn câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu chậm rãi, khắc khoải, trầm buồn và da diết

- Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/2/3 đan xen với nhịp 4/3 hoặc 2/5. Nhịp thơ đều, chậm, gợi nỗi buồn mênh mang.

3. Soạn câu 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Bài thơ tạo nên bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ:

+ Không gian: rộng mở, mênh mông.

+ Cảnh vật hiu quạnh,hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn

+ Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường Thi

+ Các hình ảnh cổ: thuyền, nước, nắng, sông dài, trời rộng, bóng chiều, khói hoàng hôn...

- Màu sắc hiện đại, gần gũi, thân thuộc:

+ Hình ảnh bình dị, gần gũi: củi một cành khô, tiếng làng xa vãn chợ chiều, bèo dạt.

+ Thiên nhiên hiện lên qua cảm nhận và nỗi niềm của cái tôi hiện đại.

 => Kết hợp cổ điển, sự gần gũi, thân thuộc tạo cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo, đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà hiện đại. 

4. Soạn câu 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Tình yêu thiên nhiên ở đây thấm đượm lòng yêu nước thầm kín

- Tập trung phân tích khổ 4 làm rõ: Tác giả mang “lòng quê” nhớ nhà, không phải đơn thuần nhớ về miền quê của mình mà rộng hơn là nhớ về đất nước. Tác giả đứng trên “quê hương” nhớ “quê hương”, đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi của người dân mất nước

5. Soạn câu 5 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

+ Thể thơ thất ngôn: Bài thơ 16 câu thơ thất ngôn, nếu tách ra giống như 4 bài thơ tứ tuyệt Đường luật. Thủ pháp đối lập tương phản: Bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại. Các từ láy diễn tả tâm trạng. Các biện pháp tu từ sử dụng: nhân hóa khiến sự vật như cũng tràn đầy tâm trạng buồn cô đơn như con người

6. Soạn câu luyện tập trang 30 SGK Ngữ văn 11 tóm tắt

 Vì trong bài thơ của Thôi Hiệu cũng có các hình ảnh :

“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

- Thôi Hiệu vì khói sóng mà nhớ nhà, Huy Cận đã viết câu thơ dựa trên tứ thơ này, nhưng đối với ông “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

- Cả hai nhà thơ đều gửi gắm lòng yêu nước trong tứ thơ của mình, bởi vậy, đọc thơ Huy Cận, chúng ta liên tưởng tới ý thơ Thôi Hiệu

Ngày:18/12/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM