Luận văn ThS: Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam

Luận văn Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và phân tích thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện chức năng QLKT của Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tới. 

Luận văn ThS: Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài “Thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam” là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để phục vụ cho việc tiếp tục hoàn thiện và đổi mới chủ trương, đường lối, chính sách và hệ thống pháp luật về QLKT của Nhà nước phù hợp với bối cảnh đất nước đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế theo chiều sâu. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài phần nào chỉ rõ những tồn tại, hạn chế của cơ chế QLKT hiện hành để từ đó xây dựng các giải pháp có nhiều giá trị thực tế để hoàn thiện cơ chế QLKT của Nhà nước. Đó cũng là lý do chính để tác giả lựa chọn đề tài nói trên, làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu việc thực hiện chức năng QLKT của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng QLKT của Nhà nước Việt Nam.

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2000 - 2010.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Việt Nam.

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và phân tích thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam, luận văn đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện chức năng QLKT của Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian tới.  Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:

Một là, hệ thống hóa, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về chức năng QLKT của Nhà nước.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua.

Ba là, đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới

1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung những tri thức mới vào hệ thống các tri thức khoa học về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài trong chừng mực nhất định còn góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng, Nhà nước tiếp tục ban hành các chủ trương, đường lối, chính sách mới nhằm bảo đảm thực hiện chức năng QLKT ngày càng có hiệu quả và chất lượng tốt hơn.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số vấn đề lý luận về chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

Kinh nghiệm quốc tế trong việc đổi mới, hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế của nhà nước và một số bài học tham khảo

2.2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu

Phương pháp luận

Phương pháp tổng hợp

Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh

2.3 Thực trạng thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2010).

Khái lược về quá trình hình thành và phát triển của chức năng quản lý kinh tế qua các thời kỳ

Những thành tựu trong thực hiện chức năng quản lý kinh tế ở thời kỳ đổi mới vừa qua và nguyên nhân

Những nhược điểm trong thực hiện chức năng quản lý kinh tế ở thời kỳ đổi mới vừa qua và nguyên nhân

2.4 Một số giải pháp góp phần tăng cường việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới

Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý và năng lực cán bộ quản lý kinh tế

Nhóm giải pháp về cách thức tổ chức thực hiện

Nhóm giải pháp về mặt pháp lý

Nhóm giải pháp về nhận thức tƣ tƣởng đối với lĩnh vực quản lý kinh tế

Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra và giám sát

3. Kết luận

Quản lý kinh tế là một chức năng quan trọng nằm trong hệ thống các chức năng về đối nội của Nhà nước. Chức năng QLKT giữ vai trò định hướng, trực tiếp tác động vào các vấn đề liên quan đến lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Vì thế, đối tượng điều chỉnh của chức năng QLKT chính là các vấn đề về kinh tế của Việt Nam. Hai là, chức năng QLKT là một chức năng độc lập trong hệ thống các chức năng của Nhà nước. Tuy nhiên, là một thành tố của hệ thống các chức năng quản lý nhà nước, nên giữa chức năng QLKT với các chức năng khác luôn có mối quan hệ tác động chặt chẽ với nhau. Bởi suy cho cùng, các chức năng của Nhà nước đều là các phương diện (mặt) hoạt động của Nhà nước. Nhà nước phân định rõ ràng, rành mạch từng chức năng cũng với mục đích để công việc quản lý Nhà nước được chính xác, chặt chẽ trong từng lĩnh vực lớn của đời sống kinh tế - xã hội.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ Chính trị, 2005. Nghị quyết số 48 - NQ/TW, ngày 24 - 5 - 2005, Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Hà Nội:

Bộ Chính trị, 2005. Nghị quyết số 49 - NQ/TW, ngày 02 - 06 - 2005, Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Hà Nội.

Bộ Chính trị, 2013. Nghị quyết số 22 - NQ/TW, ngày 10 - 4 - 2013, Về hội nhập quốc tế, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và đào tạo, 2010. Giáo trình Triết học (dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Hành chính.

Phan Kim Chiến, 2013. Bài giảng môn Quản lý Nhà nước về kinh tế nâng cao. Hà Nội: Các lớp cao học K21 ngành Quản lý kinh tế.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế trên ---

Ngày:26/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM