Luận văn ThS: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập

Luận văn Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập được hoàn thành với mục tiêu nhằm làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Làm rõ thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Luận văn ThS: Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập

1. Mở đầu

1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 

Đề tài: “Chiến lược Nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập”, với mục tiêu phân tích và đánh giá năng lực thực sự của các NHTM Việt Nam so với đối thủ cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, từ đó đưa ra một số đề xuất để các NHTM Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tiếp tục có những đóng góp tích cực trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 

Làm sáng tỏ những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Làm rõ thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam và những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

Đánh giá những đóng góp cho nền kinh tế và những tồn tại trong năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, đồng thời phân tích một số nguyên nhân của những tồn tại này và đưa ra những đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: năng lực cạnh tranh của các NHTM về nhân lực, quản trị, tài chính, sản phẩm dịch vụ, công nghệ, uy tín thương hiệu và mạng lưới; những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các NHTM như môi trường vĩ mô mà các NHTM đang hoạt động, nhu cầu về dịch vụ ngân hàng và các ngành có liên quan đến ngành ngân hàng

Phạm vi thời gian nghiên cứu: so sánh số liệu các hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến năm 2007. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng trong phân tích định lượng và thống kê về số liệu hoạt động của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở tham khảo các tạp chí, kỷ yếu, website về hoạt động ngân hàng. 

2. Nội dung

2.1 Cơ sở lý thuyết về Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.

Khái niệm về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại

Vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại đối với phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập

Cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại – Mô hình các nhân tố môi trường kinh doanh của Michael Porter

Kinh nghiệm của Trung Quốc và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập tài chính quốc tế

2.2 Thực trạng Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Tổng quan về hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam và cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay

Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam và những tác động đối với nền kinh tế

2.3 Một số đề xuất về chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam góp phần phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập.

Định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam

Nhóm đề xuất về phía Nhà nước

Nhóm đề xuất về phía các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Liên kết các Ngân hàng thương mại

3. Kết luận

Trong giai đoạn hội nhập, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước, tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài, hệ thống NHTM Việt Nam phải thực sự có nhiều nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên cả thị trường trong nước và hướng ra quốc tế. Để những nỗ lực này đạt kết quả tốt đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía, đặc biệt là sự phối hợp, hỗ trợ từ cơ quan nhà nước. Ngoài ra, theo xu hướng chung của ngành ngân hàng trên th thân các NHTM cũng cần xem xét đến vấn đề hợp nhất, sáp nhập như là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả đã đưa ra một số đề xuất về vấn đề này với mong muốn dù đứng trước thử thách nào của sự cạnh tranh, các NHTM Việt Nam vẫn sẽ thực sự vững mạnh, không chỉ tại Việt Nam mà còn vươn ra thị trường thế giới.

4. Tài liệu tham khảo

Minh An (2005), “Chiến lược phát triển của các ngân hàng Trung Quốc”. Tạp chí Tài chính ngân hàng, số Tháng 12/2005.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính: Trường hợp ngành ngân hàng, Hà Nội.

Bộ Tài Chính (2006), Văn kiện và Biểu thuế gia nhập WTO của Việt Nam, NXB Tài chính, Tp. Hồ Chí Minh.

Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Khoa học, Hà Nội.

Nguyễn Hà (2006), “Liên kết ngân hàng – Vai trò Ngân hàng nhà nước ở đâu?”. http://www.vnn.vn

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), “Vốn nước ngoài trong ngân hàng thương mại: có nên nâng tỷ lệ lên 49% ? ”. http://www.vneconomy.com.vn 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM